Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Cỏ Xước bông đỏ

Tên khoa học: Cyathula Prostrata (L.), Blume

Tên đồng nghĩa: Ðơn đỏ ngọn, Cỏ cước dài

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Bộ: Cẩm Chướng (tên khoa học là Caryophyllales)

Chi: Cyathula (tên khoa học là Cyathula)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Thấp khớp, đau nhức khớp, tê thấp

Đặc điểm nhận dạng:

Loài C. Prostrata

Mô tả: Cỏ mọc trải ra, phân nhánh, tỏa rộng rồi mọc đứng. Thân mịn, có lông nhám trắng. Lá hình thoi hay ngọn giáo, mọc đối gần như không cuống, dài 2-4cm, rộng 1-2cm, có lông áp sát ở cả hai mặt. Hoa xếp từng nhóm 3 cái một, thành bông màu đỏ dày đặc, nhất là ở phía ngọn. Quả bế chứa 1 hạt.

Bộ phận dừng: Rễ

Phân bố, sinh thái: Cây mọc phổ biến ở vườn, ven rừng nơi đất ráo. Cũng gặp ở các vùng nóng của Cựu lục địa. Ở An Giang, cây mọc nhiều ở An Phú, huyện Tinh Biên.

Tính chất và tác dụng: Chưa có tài liệu nghiên cứu.

Công dụng: Rễ được sử dụng như rễ cỏ xước và Ngưu tất dùng sắc nước uống trị thấp khớp. Có khi người ta ngâm rượu uống để tri bệnh về khớp. Việc sử dụng cũng khá phổ biến, nên có người nhầm nó với Ngưu tất, do cuống bông màu đỏ.

Ở Cămpuchia, người ta dùng rễ phối họp với các vị thuốc khác trị lỵ, bệnh đau gan và sét. Người Malaixia cũng dùng rễ sắc uống trị lỵ. Cây giã tươi làm thuốc đắp để trị ngứa do sâu bọ đốt. 

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Hiện nay loài cây này bắt đầu khang hiếm trên vùng núi. Không đánh giá.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.153.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
17
Hôm nay:
1129
Tuần này:
5051
Tháng này:
11659
Năm 2024:
55255

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17