Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Cỏ the, Cóc mẩn, Cóc ngồi, Cây thuốc mộng, Nga bất thực thảo

Tên khoa học: Centipeda Minima (L.) A. Br. Et Aschers

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Bộ: Cúc (tên khoa học là Asterales)

Họ: Cúc (tên khoa học là Asteraceae)

Chi: Centipeda (tên khoa học là Centipeda)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Trị viêm mũi, đau dày dày, tiêu chảy, rắn cắn

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây thảo chỉ mọc hằng năm, cao 5-20cm; cành hoa sát mặt đất. Ngọn có lông màu trắng nhạt. Lá nhỏ, mọc so le, khía 1-2 răng ở mỗi bên mép. Hoa hình đầu màu vàng nhạt, mọc ở ngọn hay ở bên, đối diện với một lá rất bé. Trong đó có 5 dãy hoa cái ở phía ngoài, ở giữa là hoa lưỡng tính hình ống. Quả bế, các quả phía ngoài hình 4 cạnh, và quả phía trên dẹp, tất cả đều có lông. Cây ra hoa từ cuối mùa xuân dến mùa hạ.

Bộ phận dùng: Toàn cây.

Phân bố, sinh thái: Cây của vùng Ðông Dương, thường mọc hoang ở ruộng ẩm hay khô, phổ biến sau vụ gặt, ưu thế vào tháng giêng. Thu hái toàn cây vào mùa khô, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô hoặc sấy khô.

Tính chất và tác dụng: Thân lá bốp ra có mùi hôi do trong cây có tinh dầu và một chất màu nâu nhạt hay vàng nhạt có vị đắng, ít tan trong nước lã, tan nhiều trong nước nóng, rất tan trong cồn. Người ta đã xác định được trong toàn cây có tara-sterol, taraxasteryl axetat và arnidiol.

Cỏ the có vị cay, mùi hắc, tính ấm. Có tác dụng thông khiếu, tán thấp, khu phong, tiêu thũng, tiêu viêm, tiêu sưng.

Công dụng: Thường được chỉ đinh dùng chữa

1. Viêm mũi cấp và mãn, viêm mũi dị ứng;

2. Viêm phế quản mãn tính, ho gà;

3. Bệnh giun đũa, bệnh ly amip, bệnh sốt rét;

4. Chấn thương, tạng khổp;

5. Đau mắt đỏ sưng, dau màng mộng mắt, viêm mắt có mủ;

6. Đau dạ dày, ỉa chảy, nôn mửa.

Dùng ngoài trị rắn cắn, viêm mủ da, viêm da thần kinh, chai và đắp bó gãy xương.

Cách dùng: Dùng liều 3-9g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng, giã cây tươi đắp ngoài.

Đơn thuốc:

- Viêm mũi, nghẹt mũi: Cò the, hoa Mộc lan (chồi hoa) mỗi vị 6g, Ké đầu ngựa (quả) 10g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, nghiền riêng cỏ the hoặc lẫn vói Tế tân và Bạch chỉ và đặt mỗi lần một ít vào trong mũi.

- Mẫn ngứa, eczema, dùng cỏ the (2 phần), Đậu xanh (1 phần), muối (vài hạt) cả 3 thứ giã nhỏ đắp lên chỗ mẩn ngứa đã rửa sạch. 

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Hiện nay loài cây này phổ biến. Không đánh giá.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.149.

 

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
17
Hôm nay:
1326
Tuần này:
3566
Tháng này:
15918
Năm 2024:
59514

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17