Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Cỏ mực, Hạn liên thảo, Lệ trường, Phong trường

Tên khoa học: Eclipta prostrata L.; Eclipta alba (L.) Hassk.

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Lớp: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Bộ: Cúc (tên khoa học là Asterales)

Họ: Cúc (tên khoa học là Asteraceae)

Chi: Eclipta L (tên khoa học là Eclipta L)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Trị nôn ra máu từ dạ dày, chảy máu cam, đái ra máu, ỉa ra máu

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây thảo cao 30-40cm, có thân màu lục, đôi khi hơi đỏ tím, có lông. Lá mọc đối, có lông ở cả hai mặt, mép khía răng. Hoa màu trắng, mọc tập hợp thành đầu ở nách lá hoặc đầu cành. Quả bế có 3 cạnh.

Bộ phận dùng: Phần cây trên mặt đất.

Phân bố, sinh thái: Loài liên nhiệt đới, mọc hoang ở khắp nơi, chỗ ẩm mát. Có thể thu hái cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.

Tính chất và tác dụng: Cây chứa tinh dầu, tanin, chất dắng, caroten, ancaloit (ecliptin), cumarin lacton và một flavoncrit. Cỏ mực có tác dụng giống vitamin E, chống chảy máu tử cung, không làm tăng huyết áp và dãn mạch. Cỏ mực có vị ngọt mặn, tính mát, có tác dụng cầm máu, bổ gan thận, giải nhiệt chống độc.

Công dụng: Thường dược sử dụng trị

1. Nôn ra máu từ dạ dày, chảy máu cam, đái ra máu, ỉa ra máu, tử cung xuất huyết;

2. Viêm gan mãn, viêm ruột, lỵ;

3. Trẻ em suy dinh dưỡng;

4. Ù tai, rụng tóc do đẻ non, suy nhược thần kinh;

5. Nấm da, eczema, vết loét, bị thương chảy máu, viêm da.

Cũng còn dùng làm thuốc sát trùng trong bệnh ho lao, viêm cổ họng, ban chẩn, lở ngứa, đau mắt, sung răng, đau dạ dày, bệnh nấm ngoài da gãy rụng tóc.

Cụ Việt Cúc ghi: Cỏ mực, Hạn liên thảo hàn, bổ thận, lương huyết, cầm máu cam, cầm ly ra máu.

Cỏ mực mặn hàn bổ thận âm,

Sinh tân giải nhiệt, huyết ra, cầm,

Sao đen chữa kiết, ho đờm, máu,

Tiện huyết băng trung, chảy máu cam.

Cách dùng: Dùng tươi giã nát lấy nước uống hoặc sao cháy đen với liều 15-30g sắc uống. Dùng riêng hoặc phối hợp vói ngó sen, lá trắc bá. Trong trường hợp sát trùng cũng dùng sắc uống hoặc giã tươi lấy nước uống, bã đắp. Có thể dùng tay xoa tay chữa rát do vôi, chữa nắm ngoài da, nhuộm tóc có màu tím đen.

Viện chống lao trung ương và Bệnh viện lao K71 đã pha chế thành thuốc tiêm cầm máu, tiêm bắp thịt, mỗi ngày 1-3 ống (2ml). Có nơi đã sản xuất dạng cao nén thành viên dùng cầm máu.

Đơn thuốc:

- Chảy máu cam, nôn ra máu từ dạ dày, dùng cỏ mực 30g, lá sen 15g, trắc bá diệp 10g. Đun sôi với nước và chia ra uống làm 3 lần. 

- Chứng vàng da, đau gan thận, rụng tóc, dùng cỏ mực và cành cây râm, mỗi vị 15g, sắc uống.

- Loét ống tiêu hóa chảy máu, dùng cỏ mực 30g, cỏ bấc 30g, đun sôi uống.

- Suy nhược cơ thể: Bài thuốc tâm dắc ở An Giang, dùng chữa cơ thể suy nhược, thiếu máu, kém sức, ăn không ngon, gầy ốm.

Cỏ mực 100g, Cỏ mần trầu 100g, Gừng khô 50g

Các vị chặt nhỏ, sao sơ, khử thổ, đổ vào 3 chén nước dừa tươi, nấu còn 8 phân, uống ngày 2 lần.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Loài phổ biến. Không đánh giá.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.142.

 

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
17
Hôm nay:
359
Tuần này:
3165
Tháng này:
9773
Năm 2024:
53369

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17