Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Cỏ bạc đầu

Tên khoa học: K. Nemoralis

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Bộ: Lúa (tên khoa học là Poales)

Họ: Cói (tên khoa học là Cyperaceae)

Chi: Kyllinga (tên khoa học là Kyllinga)

Thuộc: Quí hiếm & đặc hữu

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Trị ho, sốt rét, cảm mạo

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cỏ hầu như nhẵn, có thân rễ mọc bò, thân cao 5-30cm. Lá thường ngắn hơn thân. Cụm hoa thành đầu gần hình cầu, đường kính 8-12mm, có lá bắc dạng lá trải ra. Quả bế hình trái xoan ngược, dẹp, trắng vàng, hơi có chấm.

Bộ phận dùng: Toàn cây.

Phân bố sinh thái: Loài cỏ nhiệt đới, mọc hoang khắp nơi. Thường gặp ở vệ đường trên các bãi hoang, trong vườn. Có thề thu hái toàn cây quanh năm. Rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

Tính chất và tác dụng: Tất cả các bộ phận của cây đều hơi có mùi thơm, nhưng thơm nhất là rễ, cỏ bạc đầu có vị cay, tính bình. Có tác dụng khu phong, giải biểu tiêu thũng, chỉ thống.

Công dụng: Được dùng trị

1. Cảm mạo, uống làm cho ra mồ hôi.

2. Ho gà, viêm phế quản, viêm họng sung đau.

3. Sốt rét, ly trực trùng, tiêu chày.

4. Dùng khi bị ngã tổn thương. Dùng ngoài trị rắn cắn, mụn nhọt, ngứa ngoài da, sâu quảng.

Dùng 10-30g hay hơn, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài giã nát cây tươi đắp tại chỗ hoặc đun nước để rửa chỗ đau.

Đơn thuốc trị sốt rét: Cỏ bạc đầu 60g sắc uống, uống 4 giờ trước khi có triệu chứng sốt.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Hiện nay loài cây này rất hiếm gặp trên vùng núi. Cần bảo vệ để mở rộng quần thể.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.132.

 

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
15
Hôm nay:
315
Tuần này:
1369
Tháng này:
13721
Năm 2024:
57318

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17