Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Chuối rừng

Tên khoa học: M. acuminata

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Bộ: Gừng (tên khoa học là Zingiberales)

Họ: Chuối (tên khoa học là Musaceae)

Chi: Chuối (tên khoa học là Musa)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Trị ỉa chảy, cầm máu

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Thân giả cao 1 - 1,5m, rộng 5-7cm. Bẹ có mép đỏ. Phiến lá dài l,2m. Buồng đứng dài 50-70cm; cuống ngắn, bắp cao 10-15cm, mo đỏ cam đẹp. Hoa nhiều, màu vàng, 5 phiến, 5 nhị. Quả bằng ngón tay út.

Bộ phận dùng: Rễ, vỏ quả.

Phân bố sinh thái: Cây của miền Đông Dương và Mã Lai, thường gặp ở các thung lũng và sườn núi trong tỉnh. Cũng được trồng. Rễ thu hái quanh năm. Vỏ quả lấy ở những quả đã chín vàng, phơi khô. 

Tính chất và tác dụng: Chưa có tài liệu nghiên cứu.

Công dụng: Rễ làm an thai, vỏ quả dùng chữa tiêu chảy, lõi thân đắp cầm máu.

Dùng 10-20g rễ sắc nước uống. Có thể phối hợp với rễ móc. Vỏ quả dùng 4-8g sắc nước uống.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Hiện nay loài này khan hiếm trong môi trường tự nhiên. Nên bảo tồn để phát triển sử dụng

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.131.

 

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
8
Hôm nay:
252
Tuần này:
2445
Tháng này:
14163
Năm 2024:
41067

Tin tức trong tháng:5
Tin tức trong năm 2024:10