Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Chuối

Tên khoa học: Musa paradisiaca L.

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Bộ: Gừng (tên khoa học là Zingiberales)

Họ: Chuối (tên khoa học là Musaceae)

Chi: Chuối (tên khoa học là Musa)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Trị loét dạ dày, hắc lào

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây có thân rễ to, từ đó mọc ra những lá rất to; bẹ lá úp vào nhau tạo thành một thân giả hình trụ cao 3-4m. Lá có phiến to, dài tới 2m. Khi cây chuối đã đến lúc ra hoa, thì từ thân rễ mọc lên một thân thật xuyên qua thân già mà lộ ra ở ngọn, mang một bông hoa bao bởi nhiều lá bắc màu đỏ tía. Ở nách mỗi lá bắc, có khoảng 20 hoa xếp thành một nài 2 tầng. Quả mọng còn mang dấu vết của vòi nhụy, và ở những giống trồng trọt thì không có hạt.

Bộ phận dùng: Quả là chủ yếu, kể cà quà chín và quả xanh, có khi dùng cả thân rễ và phần non của thân giả. 

Phân bố sinh thái: Cây gốc ở Xây Lan và Đông nam Á châu, được trồng lấy quả. Có nhiều loài và phân loài. Phân loài chuối nêu trên dây là phổ biến nhất, trong đó có tới 11 thứ khác nhau về hình dạng quả, về màu sắc và vị của thịt quả v.v... như chuối và, chuối lá, chuối xiêm...Cây được trồng nhiều, có thể thu hái các bộ phận của cây và lấy quả quanh năm.

Tính chất và tác dụng: Quả chuối chín giàu đường (25%) và protein (4,72%), quả xanh giàu tanin (6,53%). Ngoài ra chuối chứa một lượng tương đối quan trọng K, Mg, Na, các chlorua, phosphat, lưu huỳnh, sắt, kẽm, các vitamin A, B1, B2, pp và c, một ít E.Vì vậy giá trị dinh dưõng của chuối rất lớn, hơn cả khoai tây và tương đương thịt. Cứ 100g có thể cho 100 calo và dễ tiêu hóa, nhưng phải ăn các quả thật chín. Chuối xanh phơi khô ở nhiệt độ thấp rồi tán bột, kích thích sự tăng trưởng của màng nhày lót bên trong dạ dày bằng cách tạo thêm những tế bào sản xuất chất nhầy, không những nó làm cho màng nhầy dày lên dến mức có thể hàn gắn nhanh chóng bất kỳ chỗ loét nào hiện có. Chuối xanh còn non cũng có tác dụng diệt nấm.

Công dụng: Chuối dùng tốt cho trẻ thơ, trẻ em đang độ lớn, cho người dưỡng sức, cho người già, cũng như cho những người lao động trí óc và chân tay. Nó giúp ích cho hệ xương, cho sự sinh trưởng, cho sự cân bằng thần kinh. Cũng dùng tốt cho những người bị bệnh khớp. Người suy nhược nên dùng ăn hàng ngày. Nhưng do vì nó giàu hydrat cacbon nên không phù họp với người bị bệnh đái đường.

Ở Ấn Độ, người ta đă dùng chuối xanh để điều trị những bệnh nhân bị loét dạ dày có kết quả rõ rệt. Vì vậy một khẩu phần ăn có chuối xanh chắc chắn giúp tránh được bệnh loét dạ dày. Quả chuối xanh còn non dùng chữa hắc lào mới phát: trước tiên ta rửa sạch chỗ lở ngửa bằng nước nóng, gãi cho trọt da ra, lau khô, rồi lấy một quả chuối vừa bẻ trên buồng ra, cắt dần từng lát, cho nhựa chuối tiết ra mà chấm, bôi, xát vào chỗ ngứa. Làm 4-5 lần sẽ khỏi.

Nhân dân ta còn dùng cả củ chuối (thân rễ) giã lấy nước cốt, hoặc đâm sâu vào thân cây hứng nước cho uống trị sưng tấy, nóng phát cuồng. Hoặc dùng cây con cắt ngang, lấy phần non ở giữa (của thân giả) giã nhỏ đắp để cầm máu vết thương.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Loài cây phổ biến. Không đánh giá.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.128.

 

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
12
Hôm nay:
643
Tuần này:
4565
Tháng này:
11173
Năm 2024:
54770

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17