Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Chổi đực trắng, Bái trắng, Bái thi

Tên khoa học: Sida Cordifolia L

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Bộ: Bông (tên khoa học là Malvales)

Họ: Bông (tên khoa học là Malvaceace)

Chi: Sida L. (tên khoa học là Sida L.)

Thuộc: Quí hiếm & đặc hữu

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Trị bệnh lậu

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cỏ cứng, cao tới 2m, có lông mềm ở tất cả các bộ phận. Lá hình trái xoan-tim, tù, có răng khía tai bèo, cổ lông mềm và dày ờ cả 2 mặt, màu lục tươi, dài 25-50mm, rộng 2-3cm ở gốc. Hoa vàng, thành ngù ở ngọn các nhánh; đài có lông mềm nhiều ở mặt ngoài; cánh hoa nhẵn. Quả hạch 6-10, hình lăng trụ, ba góc, thắt lại ở đỉnh, dai, có lông, có sừng dài nhọn vượt quá đài hoa. Hạt có lông ở chóp, dài 3mm. Cây ra hoa quả quanh năm.

Bộ phận dùng: Rễ.

Phân bố sinh thái: Phổ biến khắp Đông dương. Còn phân bố ở Thái Lan, Trung Quốc, đảo Hải Nam. Thường gặp mọc ở đồng bằng, nơi đất cát.

Tính chất và tác dụng: Cây có nhiều chất nhầy. Trong cây có một ancaloit có tác dụng giống thần kinh giao cảm khá rõ, rất gần gũi, hoặc có thể là tương đồng với ephedrin. Rễ có tác dụng lợi tiểu và lọc máu.

Công dụng: Ở Campuchia, người ta dùng rễ để trị bệnh lậu. Còn dùng phối hợp vói các vi thuốc khác sắc uống trong để trị bệnh ecpet mọc vòng.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Hiện nay loài cây này rất hiếm gặp trên vùng núi. Cần bảo vệ để mở rộng quần thể.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.125.

 

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
12
Hôm nay:
217
Tuần này:
2410
Tháng này:
14128
Năm 2024:
41032

Tin tức trong tháng:5
Tin tức trong năm 2024:10