Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Ké hoa vàng, Ké đồng tiền, Bạch bối hoàng, Khắt bó lương (Thái)

Tên khoa học: Sida rhombifolia L.

Tên đồng nghĩa: Queensland hemp, spinyhead sida, southern sida, broom weed (Anh); sida jaune, herbe dure, herbe à ba

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Lớp: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Bộ: Bông (tên khoa học là Malvales)

Họ: Bông (tên khoa học là Malvaceace)

Chi: Sida L. (tên khoa học là Sida L.)

Thuộc: Quí hiếm & đặc hữu

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Làm dịu, tan sưng

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây nữa bụi mọc đứng cao cỡ 1m. Thân và cành có lông hình sao. Lá mọc so le, hình quả trám, mép khía răng tù, mặt di rói có lông hinh sao. Hoa màu vàng mọc ở nách lá hoặc ở ngọn cành. Quả nang, có sừng nhọn, các mảnh có vỏ mỏng. Hạt có lông. Cây ra hoa từ tháng 9 đến tháng 12.

Bộ phận dùng: Toàn cây.

Phân bố sinh thái: Loài cây liên nhiệt đới, mọc hoang dại ở các bãi cỏ, đường đi quanh các làng. Thu hái toàn cây vào mùa khô, rửa sạch, thái nhỏ, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

Tính chất và tác dụng: Lá tươi mềm và nhầy, có tính làm dịu. Toàn cây có vị ngọt dịu, hơi đắng, tính mát, không độc. Có tác dụng tiêu viêm, tiêu sưng, làm tan máu ứ,lợi tiểu, giảm đau, làm ra mồ hôi nhẹ, giải nhiệt.

Cụ Nguyễn An Cư cho nó có công dụng tiêu ban thoái nhiệt, hóa thực, khai uất, lợi phế khí, hạ dòm hỏa, tiêu ung, phá trệ, phát hãn, giải biểu.

Công dụng: Thường được chỉ định dùng trị

1. Cảm cúm, viêm amyđan;

2. Viêm ruột, ly;

3. Vàng da, sốt rét;

4. Sỏi niệu đạo;

5. Đau dạ dày.

Ngày dùng 15- 30g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị nhọt và viêm mủ da, viêm hạch bạch huyết cồ do lao, eczema. Giã cây tươi đắp ngoài hay nấu nước rứa. Có thể phối họp với lá Cò xưóc.

Đơn thuốc:

- Viêm ruột, ly: Dùng Chồi đực, Mă đề, mỗi vi 30g, Nghẻ rồm 15g, sắc uổng.

- Vàng da: Dùng Chổi đực, vẩy rồng, Hàm ếch, mồi vị 30g, sắc uống.

- Viêm hạch bạch huyết do lao cổ: Dùng Chổi đực 60g nấu vói thịt với lượng gấp đôi rồi ăn. Cũng dùng lá tươi đắp ngoài.

- Chữa sốt đau lưng, tê thấp: Dùng 30g cây sắc uống.

Tại An Giang, các lương y dùng Chổi đực để chữa ban trái của trẻ em, tổng quát các loại bệnh ban trái:

Chổi đực 15g, Vòi voi 15g, Rễ chòi mòi 15g.

Rau bợ 1 nắm Bìm bìm 15g, Đọt tre mỡ 1 nắm.

5 thứ đậu (sao sơ) 1 muỗng canh. 

Trị ban đỏ, thêm 1 nắm dây vác (giác).

Trị ban bạch, thêm 1 nắm Cò bạc đầu.

Bốc chung 1 thang, đổ nirfrc 3 chén, sắc còn 8 phân.

Trè em nhỏ, giảm ít cân lượng xuống.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Hiện nay loài cây này rất hiếm gặp trên vùng núi. Cần bảo vệ để mở rộng quần thể.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.724.

 

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
21
Hôm nay:
1084
Tuần này:
3277
Tháng này:
14995
Năm 2024:
41899

Tin tức trong tháng:5
Tin tức trong năm 2024:10