Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Chóc máu, Chóp máu Trung Quốc, Chóc máu mũi

Tên khoa học: Salada prinoides (Willd.) DC. var. rostratum Pierre.

Tên đồng nghĩa: Salacia Chinensis L (S .prinoides (Willd) DC)

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Bộ: Dây gối (tên khoa học là Celastrales)

Họ: Dây gối (tên khoa học là Celastraceae)

Chi: Salacia (tên khoa học là Salacia)

Thuộc: Quí hiếm & đặc hữu

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Trị đau lưng, viêm khớp, suy nhược

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tà: Cây bụi leo cao 1-2m, cành nhỏ có cạnh, màu đỏ nhạt, sau đen dần. Lá mọc đối, hình bầu dục dài 5-11cm, rộng 3-5cm, đầu hơi nhọn, mép nguyên hay có răng cưa, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới màu lục nâu; 6-7 cặp gân phụ; lá kèm nhỏ. Hoa nhỏ, màu vàng nhạt, mọc 1-2 cái ở nách lá; cánh hoa cao 8mm; 2 nhị; đĩa mật to. Quả mọng, hình quả lê, sau tròn đầu, màu đỏ, cao 13-15mm, chứa 1-2 hạt 8mm.

Bộ phận dùng: Rễ.

Phân bố, sinh thái: Cây của miền Đông dương và Ấn Độ, mọc hoang ở các rừng thưa. Đã được thu thập ở vùng Châu Đốc. Rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, thái lát, phơi khô.

Tính chất và tác dụng: Chóc máu có vi chát, tính ấm. Có tác dụng khu phong, trừ thấp, thông kinh, hoạt lạc.

Công dụng: Chữa viêm khớp, phong thấp, đau lưng, mỏi bắp, cơ thể suy nhược. Dùng 20-40g dạng thuốc sắc. Dùng riêng hoặc phối hợp với Khuy áo nhẵn và Dây máu mỗi vị 15-20g cùng sắc uống.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Hiện nay loài cây này rất hiếm gặp trên vùng núi. Cần bảo vệ để mở rộng quần thể.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.78.

 

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
16
Hôm nay:
742
Tuần này:
2935
Tháng này:
14653
Năm 2024:
41557

Tin tức trong tháng:5
Tin tức trong năm 2024:10