Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Chó đẻ thân xanh, Chó đẻ răng cưa xanh lá mạ

Tên khoa học: Phyllanthus niruri L.

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Bộ: Thầu dầu (tên khoa học là Euphorbiales)

Họ: Thầu dầu (tên khoa học là Euphorbiaceae)

Chi: Phyllanthus (tên khoa học là Phyllanthus)

Thuộc: Quí hiếm & đặc hữu

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Trị bệnh phụ nữ

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây thảo cao 10-40cm, ít khi chia nhánh. Lá dạng màng, màu lục sẫm ở trên, màu xanh mốc mốc ở mặt dưới, nguyên, xếp 2 dãy, có mũi nhọn, nhẵn; mỗi cành nom như một lá kép lông chim gồm nhiều lá chét. Hoa đơn tính ở nách lá, màu lục nhạt, không có cánh hoa. Hoa đực có cuống ngắn, sắp xếp ở phía dưới các hoa cái. Hoa cái có cuống dài hơn. Quả nang nhẵn, hình cầu dẹp, có đài còn lại, đường kính 2mm, chia 3 mảnh vỏ, mỗi mảnh 2 hạt. Hạt hình tam giác có cạnh dọc và lằn ngang.

Bộ phận dùng: Toàn cây. 

Phân bố, sinh thái: Loài cây liên nhiệt đới, mọc hoang dại trên các đất hoang, ruộng vườn, khá phổ biến ở nhiều nơi. Đến mùa hè thu, thu hái toàn cây rửa sạch, phơi khô trong râm để dùng dần. thường dùng tươi.

Tính chất và tác dụng: Người ta đã chiết được trong cây các lignan: Phyllantin, hypophyllanthin, niranthin, nirtetralin và phyltetralin. Phyllanthin là một chất đắng có độc đối với cá. Chó đẻ làm tầng mãnh liệt sự bài tiết nước tiều cũng như kinh nguyệt nhưng không gây hại gì. Ở nhiều nước Viễn đông cũng đã sử dụng tính chất này của cây. Tác dụng lợi tiểu của cây là do có một tỷ lệ cao chất kali. Ở Ân Độ, toàn cây được dùng làm thuốc đắp tri các bệnh ký sinh ngoài da, và rễ nghiền trong nước lẫn vói sữa, uống làm thuốc lợi sữa.

Chó đẻ có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng tiêu độc sát trùng, tán ứ, thông huyết, Lương y Việt Cúc cho rằng nó có tính nóng, thông huyết điều kinh, hạ huyết nghịch, tan huyết ứ, chữa sốt rét (kỵ thai).

Công dụng: Thường dùng làm thuốc thông tiểu, thông sữa, điều kinh sửa huyết và thông kinh, trục ứ. Dùng ngoài đắp mụn nhọt, 1ở ngứa ngoài da, rắn rết cắn. Các công dụng khác cũng như Chó đẻ răng cưa.

Cách dùng: Ngày 8-16g cây khô sắc uống, hoặc vỏ cây tươi và giã nát lấy nước uống. Dùng ngoài giã đắp hoặc lấy nước cốt bôi.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Hiện nay loài cây này rất hiếm gặp trên vùng núi. Cần bảo vệ để mở rộng quần thể.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.78.

 

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
16
Hôm nay:
397
Tuần này:
1838
Tháng này:
13556
Năm 2024:
40460

Tin tức trong tháng:5
Tin tức trong năm 2024:10