Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Chân danh nam

Tên khoa học: Euonymus Cochinchinensis Pierre

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Chi: Euonymus (tên khoa học là Euonymus)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Khai vị ăn ngon, Mát

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây gỗ nhỡ, cao 8-10 m, phân nhánh nhiều, tán thưa. Vỏ thân màu xám nhạt, có nhiều rãnh dọc. cành non nhẵn, màu xanh nâu. Lá mọc đối, hình bầu dục, dài 9-10cm, rộng 3-4cm, nhẵn bóng, mép nguyên. Cụm hoa hình chùm xim phân nhánh 3 lần, ở nách lá; từng đôi cụm hoa cũng mọc đối. Hoa có cuống, có 5 lá đài, 5 cánh hoa, 5 nhị và bầu 5 ô, mỗi ô chứa 2 noãn. Quả có 5 múi, nhẵn, màu xanh tím.

Hoa tháng 5-6, cố quả tháng 8-9.(12-7, quả tháng 5-9)

Bộ phận dùng: vỏ

Phân bố, sinh thái: Cây của miền Đông dương, mọc hoang dại ở vùng Châu Đốc, trong các rừng thử sinh.

Tính chất và tác dụng: Chưa có tài liệu nghiên cứu.

Công dụng: Chỉ mới dược dùng trong phạm vi dân gian, vỏ cây được dùng làm thuốc tiêu. Ở Campuchia, người ta ngâm vỏ trong rượu làm thuốc khai vị, bổ dạ dày.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Hiện nay loài cây này rất hiếm gặp trên vùng núi. Cần bảo vệ để mở rộng quần thể.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.111.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2
Ảnh nhận dạng 3

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
16
Hôm nay:
918
Tuần này:
3724
Tháng này:
10332
Năm 2024:
53928

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17