Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Cây Cánh diều

Tên khoa học: Melanolepis Vitifolia (Kuntze) Gagnep (M. multiglandulosa (Blinne) Reichb. F. et Zoll)

Tên đồng nghĩa: Hắc Lân Nhiều Tuyến

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Bộ: Sơ ri (tên khoa học là Malpighiales)

Họ: Thầu dầu (tên khoa học là Euphorbiaceae)

Chi: Melanolepis (tên khoa học là Melanolepis)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Thấp khớp, đau nhức khớp, tê thấp

Đặc điểm nhận dạng:

Loài M. Vitifolia

Mô tả: Cây nhỏ mọc, đứng, có lông nhiều màu vàng vàng. Thân cao 1-2m, thường không phân nhánh, đầy lông mềm hình sao, rồi hoá nhẵn. Lá mọc so le, có 3 thuỳ cạn hay sâu; gốc hình tim, nhẵn ở mặt trên, có lông rậm mềm ở mặt dưới, mỏng, dài 11cm, rộng 12cm; thuỳ giữa thường lớn hơn; gân gốc 5, gân phụ 4-5 đôi; cuống dài 13-16cm, có lông, mang 1-2 tuyến ở mỗi bên. Cụm hoa ở nách lá, cùng gốc. Hoa không cánh; hoa đực có 80-100 nhị, hoa cái có bầu 3-4 ô, với 3-4 vòi nhuỵ. Quả nang màu tím, hình cầu 3 cạnh, cao 6mm, đường kính 12-15mm, có lông như bột, chứa 3-4 hạt; hạt cỡ 4mm, màu tím.

Mùa hoa tháng 3-10.

Bộ phận dùng: Rễ.

Phân bố, sinh thái: Loài của miền Nam Việt Nam và Campuchia, mọc hoang ở lùm bụi, ven đường nhiều nơi ở Long Xuyên, Châu Đốc.

Công dụng: Nhân dân dùng rễ sắc uống chữa nhức mỏi, da thịt tê rần, gân xương khớp đau nhức và bại liệt. Thường dùng phối hợp với những vị thuốc khác.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Không đánh giá. (NE)

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.95.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
31
Hôm nay:
1006
Tuần này:
3199
Tháng này:
14917
Năm 2024:
41821

Tin tức trong tháng:5
Tin tức trong năm 2024:10