Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Cau

Tên khoa học: Areca Catechu L

Tên đồng nghĩa: Areca faufel Gaertn.

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Bộ: Cau (tên khoa học là Arecales)

Họ: Cau (tên khoa học là Arecaceae)

Chi: Cau (tên khoa học là Areca)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Lỵ, Tiêu hóa, Tiêu chảy, đau bụng

Đặc điểm nhận dạng:

  • Đồng nghĩa: Areca faufel Gaertn.
  • Areca hortensis Lour.
  • Areca cathechu Burm.f.
  • Sublimia areca Comm. ex Mart.
  • Areca himalayana Griff. ex H.Wendl.
  • Areca nigra Giseke ex H.Wendl.
  • Areca macrocarpa Bec

Mô tả: Cây cao tới 15-20m, có thân cột mang chùm lá ở ngọn. Lá có bẹ dày, phiến xẻ lông chim. Cụm hoa là bông mo phân nhánh có mo sớm rụng. Trong cụm hoa, hoa đực thường ở trên, hoa cái ở dưới; hoa đực có mùi thơm. Quả hạch hình trứng, chứa một hạt tròn có nội nhũ xếp cuốn, khi già màu nâu nhạt, vị chát

Hoa tháng 2-8, quả tháng 11-5.

Bộ phận dùng: Hạt (Bình lang, Tân lang) và vỏ quả (Đại phúc bì)

Phân bố, sinh thái: Cây của vùng Ấn Độ - Malaixia, được trồng ở nhiều nơi để lấy quả ăn trầu. Trồng bằng qủa, sau 5-6 năm mới thu hoạch. Chọn quả già, bóc lấy vỏ, rồi chẽ quả cau lấy hạt đem phơi khô.

Tính chất và tác dụng: Trong hạt cau có tanin, chất mở, chất đường, muối vô cơ. Hoạt chất chính là ancaloit ; arecolin, arecaidin, guvaxin, guvacelin, Arecolin là chất cường đối với giao cảm, làm tăng sự tiết dịch, làm co đồng tử, Với liều thấp, nó làm kích thích thần kinh, với liều cao, làm liệt thần kinh. Nó làm tăng nhu động ruột, làm tê bại cơ' sán xơ mít, làm liệt thần kinh sán.

Hạt cau có vi chát, the, tính ấm, có tác dụng thông khí, rút nước, sát trùng, trừ giun sán. vỏ quả cau vi ngọt hơi cay, tính ấm, có tác dụng hạ khí, hành thủy.

Công dụng: Hạt được chỉ đinh dùng kích thích tiêu hóa, chữa viêm ruột ỉa chảy, lỵ, chốc đầu, tẩy sán. Thường dùng 0,5-1g/ngày dạng thuốc sắc ; với liều cao, dùng trục sán. vỏ dùng trị thủy thũng cước khí, bụng đầy tnróng, bí tiểu tiện, phụ nữ ốm nghén nôn mửa. Ngày dùng 6-12g dạng thuốc sắc, thường phối họp với các vị thuốc khác.

Cách dùng: Để tẩy sán, phối họp với hạt bí ngô. Buổi sáng, lúc đói, ăn 40-100g hạt bí đã bóc vỏ, sau đó 2 giờ, uống nước sắc hạt cau với liều 50-80g tùy người, đun với 500ml nước, sắc còn 150ml uống một lần ; nửa giờ sau uống một liều thuốc tẩy, nằm nghỉ đợi khi buồn đi ngoài thì đi vào một chậu nước ấm.

Hạt cau mài lấy hột phơi khô, hòa với dầu vùng bôi cho trẻ em bị chốc đầu.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Hiện nay loài cây này rất hiếm gặp trên vùng núi. Cần bảo vệ để mở rộng quần thể.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.90.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2
Ảnh nhận dạng 3

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
13
Hôm nay:
87
Tuần này:
4009
Tháng này:
10617
Năm 2024:
54213

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17