Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Cám trắng

Tên khoa học: Albizia Lebbekoides (DC.) Benth

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thực vật

Chi: Bản Xe (tên khoa học là Albizia)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Lỵ, Tiêu hóa, Tiêu chảy, đau bụng

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây cao khoảng 20m. Lá hai lần kép lông chim chẵn; cuống sơ cấp có một tuyến cách gốc 2-3m; lá chét 18-22 đôi; phiến lá xanh nhạt, cứng và dai, dài 20-25mm, rộng 5-7mm, không có lông. Hoa thành đầu nhỏ hình bán cầu, xếp thành chuỳ dạng tháp gồm nhiều ngù. Quả đậu dài 13cm, rộng 18-20cm, thót lại ở gốc và ở đỉnh, tận cùng là một mũi nhọn, nhẵn bóng, màu nâu. Hạt 10, hình bầu dục, dẹp, có lỗ tổ ong ở giữa.

Bộ phận dùng: vỏ cây.

Phân bố, sinh thái: Cây của vùng cổ nhiệt đới, thường gặp ven đường lên núi Dài, huyện Tri Tôn. Cũng phổ biến ở nhiều nơi ở miền Nam nước ta và Campuchia.

Tính chất và tác dụng: vỏ chứa một lượng tanin là 12,5-17% và được sử dụng ở Java như- các loại cây có tanin khác, vỏ có vị dắng và chát.

Công dụng: Ở Campuchia, dùng ngâm hay hăm uống trị các cơn đau bụng hay con sỏi.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Hiện nay loài cây này rất hiếm gặp trên vùng núi. Cần bảo vệ để mở rộng quần thể.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.89.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
8
Hôm nay:
134
Tuần này:
2374
Tháng này:
14726
Năm 2024:
58322

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17