Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Cam

Tên khoa học: Citrus Sinensis (L.) Osheck (C. aurantium L. var. dulcis L.)

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thực vật

Họ: Cam quýt (tên khoa học là Rutaceae)

Chi: Cam chanh (tên khoa học là Citrus)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: An thần, Gây ngủ

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây gỗ nhỏ. Thân có gai đứng, ngay. Lá mọc so le, phiến lá dai màu xanh đậm, hình trái xoan, dài 5-10cm, mép có răng thưa; cuống có cánh rộng 4- 10mm. Chùm hoa ngắn, không lông, gầm 6-8 hoa. Đài hoa hình chén, không lông. Cánh hoa trắng dài l,5 - 2cm, cỡ 20-30 nhị dính thành 4-5 bó. Quả tròn 5-8cm, màu vàng ; vỏ quả 3-5mm, khó bóc ; cơm quả quanh hột vàng, vị ngọt chua.

Ra hoa qủa quanh năm, thường có hoa vào tháng 1-2, có quả tháng 10-12.

Bộ phận dùng: Lá và hoa, vỏ quà.

Phân bố, sinh thái: Cây của Á châu nhiệt đới, được trồng lấy quả ăn. Thu hái các bộ phận quanh năm. Thường dùng tươi. vỏ quả dùng tươi hay phơi khô.

Tính chất và tác dụng: Người ta đã biết thành phần của các bộ phận. Trong lá và vỏ quả xanh có hespendin, aurantin, axit aurantíanic, tinh dầu. Hoa chứa tinh dầu có limonen, linalol, geraniol. vỏ quả chứa tinh dầu : citral, limonen (90%), và một cumarin. Trong Tây y, người ta cho rằng Cam có các tính chất an thần, chống co thắt, gây ngủ nhẹ, lợi tiêu hóa, trừ giun, hạ nhiệt, giảm biên độ co bóp tim. Còn Y học cổ truyền xem quả cam có vị ngọt chua, tính mát, có tác dụng giải khát, sinh tân dịch, mát phổi, tiêu đờm, thanh nhiệt và lợi tiểu. Vỏ quả cam có vị cay thơm, tính ấm, có tác dụng tiêu đờm, thông khí trệ, giúp tiêu hóa. Vỏ cây cam cũng được dùng. Nó có vị ngọt hơi the, tính mát, có tác dụng hạ khí đầy, diều hòa tỳ vị.

Công dụng: Thường được chỉ định dùng chữa trạng thái thần kinh dễ kích thích, đánh trống ngực, - nuốt hơi, - bệnh thần kinh, - mất ngủ, - trằn trọc ban đêm, - động kinh, - đau nửa đầu, và ho do thần kinh.

Cách dùng: Hãm hoa (1 thìa xúp hoa trong 1 tách ntrổc 10 phút).

Hãm lá : l0-20g trong 1 lít nước, hoặc 3-4 lá trong 1 tách nước sôi, hãm 15 phút. Vỏ quả (40g) dùng sắc uống chữa ho và làm dễ tiêu.

Để chữa cho phụ nữ sau khi sinh bị phù, dùng 20g vỏ  cây cam sắc uống riêng, hoặc phối họp với vỏ Bưởi, vỏ Châm châu, mỗi vị 12g, cùng sắc.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Loài cây ăn trái.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.85.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
6
Hôm nay:
87
Tuần này:
2893
Tháng này:
9501
Năm 2024:
53097

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17