Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Cải trời

Tên khoa học: Blumea Lacera (Burm.f.) DC. (B. glandulosa DC.)

Tên đồng nghĩa: Conyza lacera Burm.f.; Blumea subcapitata DC.; B. grandulosa DC.; B. bodinieri Vaniot

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Bộ: Asterales (tên khoa học là Asterales)

Chi: Đại bi (tên khoa học là Blumea)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Ít nguy cấp (LG)

Phân hệ: Phụ thuộc bảo tồn (cd)

Công dụng: Bổ phổi

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây thảo cao 70cm, nhánh và lá có lông hơi dính (trĩn), thơm. Lá mọc so le, mép khía răng. Cụm hoa màu vàng ở ngọn, có nhánh dài, có lông dính ; hoa dầu có bao chung gầm 5-6 hàng lá bắc, phía ngoài là hoa cái, phía trong là hoa lưỡng tính ; hoa nhỏ 4 -          5mm. Quả bế dài 1mm, có 10 lằn và ở ngọn có mào lông trắng.

Bộ phận dùng: Toàn cây.

Phân bố, sinh thái: Cây của vùng Ấn Độ Mã Lai, mọc hoang, thông thường ở vườn, ruộng, sân, bãi trống. Khi dùng, nhổ cả cây vào mùa khô, dem rửa sạch, thái nhò, phơi khô trong râm.

Tính chất và tác dụng: Cây có chất thơm, cũng như các loài Blumea khác, có một loại tinh dầu có mùi thơm của long não. Ở Blumea lacera, tính dầu này chửa 6% xineola, 10% d-fenchon và khoảng 6% xitral.

Cây có vị dắng cay, mùi thơm, tính bình, có tác dụng thanh can hỏa, giải dộc, tiêu viêm, tán uất, tiêu hòn cục, cầm máu, sát trùng.

Công dụng: Thường dùng trị tràng nhạc, nhọt lở, cầm máu vết thương, trị băng huyết, chảy máu cam. Cũng còn dùng trị tức ngực, yếu phối, ho có đòm, táo bón, mất ngủ, đái vàng và nóng.

Cách dùng: Nhân dân thường dùng lá nấu canh ăn. Đẻ làm thuốc, mỗi ngày lấy 10-30g sắc uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với Bồ công anh, Kim ngân hoa, lá Sen, cành Tầm duột, Ngũ gia bì, Cam thảo. Có thể náu thành cao sệt, uống lâu ngày, mỗi ngày dộ 2 thìa canh pha với nước, ngoài dán cao.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Theo lời kể của nhiều người dân thì trước đây, loài này có nhiều trên núi Cấm huyện Tịnh Biên. Hiện nay loài cây này rất hiếm gặp trong thiên nhiên trên vùng núi. Được gây trồng trong các vườn của người dân trên núi. Cần bảo vệ để mở rộng quần thể trong thiên nhiên.

ThS. Bành Lê Quốc An. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.84.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2
Ảnh nhận dạng 3
Ảnh nhận dạng 4

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
38
Hôm nay:
408
Tuần này:
4104
Tháng này:
16456
Năm 2024:
60052

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17