Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Cải soong

Tên khoa học: Rorippa Nasturtium - Aquaticum (L.) Hayek ex Mansf.

Tên đồng nghĩa: Nasturtium officinale R. Br.

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thực vật

Họ: Cải (tên khoa học là Brassicaceae)

Chi: Nasturtium (tên khoa học là Nasturtium)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Khai vị ăn ngon, Mát

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm, có thân bò dài tói 40cm, phân nhiều nhánh, đâm rễ ở các đốt (cả trong đất lẫn trong nước). Lá mọc so le, kép lông chim, có 3-9 lá chét hỉnh trứng không đều, thùy tận cùng thường lớn hơn, mép nguyên hay khía tai bèo, màu lục sẫm.

Hoa nhỏ, màu trắng, họp thành chùm ở dầu cành.

Quả cải hình trụ chứa nhiều hạt màu dỏ.

Bộ phận dùng: Toàn cây.

Phân bố, sinh thái: Gốc ờ các xứ ôn đói, được đem vào trồng ở những chỗ có nước chảy. Có thể thu hái toàn cây quanh năm.

Tính chất và tác dụng: Cải soong có các thành phần như Fe, P, Mn, As, Cu, Zn, I (15-45mg/100g), Ca(200mg/100g); dầu chứa lưu huỳnh (hàm lượng 0,06%), vitamin c (tới 140mg/100g) A, B, PP, E, caroten và một số chất chát.

Do dó mà cải soong là loại rau tốt cho cơ thể. Nó có tính chất khai vị, bổ, kích thích tiêu hóa (do có chất dầu sunfo-nitơ), cung cấp chất khoáng cho cơ thể, lọc máu, giảm đường huyết, lợi tiểu, trị ho, làm ra mồ hôi, trị giun, trị ung thư và giải độc nicotin.

Đông y cho nó là loại thuốc thanh huyết, giải nhiệt, giảm dau.

Công dụng: Thường được dùng chữa ăn uống mất ngon, suy nhược, tạng bạch huyết, bệnh hoại huyết, chứng thiếu máu, giải cảm, phòng chống cúm, bệnh ho, ho lao và các bệnh đường hồ hấp, sỏi mật và bệnh về gan mật, sồi thận và các bệnh đường tiết niệu, ký sinh trùng đường ruột, thấp khớp, thủy thũng, đái đường, ung thư.

Dùng ngoài chữa bệnh ngoài da (eczema, ghẻ, hắc lào), rụng tóc, bệnh về da đầu, vết thương, ung nhọt, mụn tràng nhạc lở loét, và chữa dau răng, viêm lợi răng.

Cách dùng: có thể dùng dưới dạng làm thức ăn sống trộn dầu giấm, thuốc sắc, thuốc hãm, hoặc nước chiết. Liều dùng 50-l00g.

Dùng ngoài, giã cây tươi lá tươi dể lấy nước ngậm hay xoa bóp, làm thuốc xức (100g dịch cải soong và 100cc rượu 90°) hoặc lấy bã đắp.

- Nóng bức mùa hè , người mệt, hắt hơi : 1 nắm cải soong, rửa sạch, vò hay giã nát, thêm nước, lọc và pha đường uống. Có thể dùng tới 200g.

- Trị giun, giải độc, lợi tiểu : 1 nấm cải soong, 3 củ hành tây, 2 củ cải cùng một bát nưóc (300ml) sắc uống ngày 2 ly giữa các bữa ăn.

- Tàn nhang : 3 phần dịch cải soong, 1 phần mật ong quậy đều, dùng vải mềm tẩm thuốc xoa sáng và chiều, để khô rồi rửa sạch.

- Thống phong, đau cơ : giã lá tươi 60g đắp.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Là loài cây được dùng làm thực phẩm. Khuyến khích gây trồng sử dụng.

ThS. Bành Lê Quốc An. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.83.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2
Ảnh nhận dạng 3

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
12
Hôm nay:
153
Tuần này:
4075
Tháng này:
10683
Năm 2024:
54279

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17