Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Cải bắp

Tên khoa học: Brassica oleracea L. var. capitata L.)

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Bộ: Măng Tây (tên khoa học là Asparagales)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Dạ dày

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây thảo có thân to và cứng, mang vết sẹo của những lá đã rụng. Lá xếp thành lớp màu lục nhạt, có những lá rộng với một thùy ở ngọn lớn, lượn sóng.

Chùm hoa ờ ngọn, gồm những hoa có 4 lá đài và 4 cánh hoa màu vàng, 6 nhị gần bằng nhau.

Quả loại cải, hẹp và dài, có mỏ.

Bộ phận dùng: Lá.

Phân bố, sinh thái: Là loại cây rau ôn đói gốc ờ Địa trung hải, được nhập vào trồng ở nước ta lấy lá làm rau ăn.

Tính chất và tác dụng: Thành phần dinh dưỡng của cải bắp không cao nhưng lại rất giàu muối khoáng như canxi, lân và có lượng Vitamin C chỉ thua có cà chua.

Bắp cải có vị ngọt, tính mát, đã được sử dụng làm thuốc từ lâu đời ở Âu châu.

Công dụng: Cải bắp dùng làm thuốc trị giun, viêm dạ dày ruột, loét dạ dày tá tràng, bệnh đường ruột, viêm đại tràng và tri lỵ. Còn dùng trị ho, viêm sưng phổi, viêm họng khản tiếng và là thuốc chống hoại huyết.

Cải bắp chống kích thích thần kinh và chứng mất ngủ, dùng tốt cho những người bị suy sụp, suy nhức thần kinh, người mệt mỏi liên miên, những người hay lo âu.

Dùng ngoài làm thuốc tẩy uế và làm liền sẹo các vết thương, mụn nhọt, vết loét đồng thời cũng là loại thuốc trị sâu bọ đốt (ông vò vẽ, ong, nhện). Dùng đắp nóng để làm dịu đau trong bệnh thấp khớp, thống phong, đau dây thần kinh hông.

Chú ý: Tất cả các loại cải khác cùng một loài với Cải bắp như Cải rổ, súp lơ, su hào cững đều có tác dụng như Cải bắp. 

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Là loài được dùng làm thực phẩm. Không đánh giá (NE)

ThS. Bành Lê Quốc An. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.79.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2
Ảnh nhận dạng 3

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
14
Hôm nay:
552
Tuần này:
1993
Tháng này:
13711
Năm 2024:
40615

Tin tức trong tháng:5
Tin tức trong năm 2024:10