Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Cà ghét

Tên khoa học: Calophyllum Dryobalanoides Pierre

Tên đồng nghĩa: Cồng trồng, Cồng tía

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Bộ: Sơ ri (tên khoa học là Malpighiales)

Họ: Bứa (tên khoa học là Clusiaceae)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Nguy cấp (EN)

Công dụng: Giun Sán, xổ

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây cao 8-10m, có chu vi 0,80m, có thể cao to hơn. Vỏ đỏ, gỗ đo đỏ, nhánh non vuông. Lá có mũi, gân mịn. Chùm hoa ở kẽ lá hay ờ ngọn, ngắn. Hoa có 4-2 cánh hoa trắng, hơi thơm, nhiều nhị vàng. Quả tròn, to 2,3cm, hột 1cm có phấn trắng. Ra hoa tháng 2-6, cố quả tháng 6-9.

Bộ phận dùng: Rễ.

Phân bố, sinh thái: Cây của Việt Nam và Thái Lan, mọc hoang ở rừng núi cấm.

Thu hái rễ quanh năm. Thường dùng tươi.

Tính chất và tác dụng: Chưa có tài liệu nghiên cứu.

Công dụng: Đuợc sử dụng trong dân gian làm thuốc tẩy xổ, có tác dụng mạnh.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Hiện nay loài cây này rất hiếm gặp trên vùng núi Cấm của huyện Tịnh Biên. Cần bảo vệ để mở rộng quần thể.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.76.

 

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2
Ảnh nhận dạng 3
Ảnh nhận dạng 4
Ảnh nhận dạng 5

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
13
Hôm nay:
330
Tuần này:
3136
Tháng này:
9744
Năm 2024:
53340

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17