Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Bông ổi

Tên khoa học: Lantana Camara

Tên đồng nghĩa: Bông ổi, Trâm ổi, Thơm ổi, Hoa ngũ sắc, Tứ quý

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thực vật

Bộ: Lamiales (tên khoa học là Lamiales)

Chi: Lantana (tên khoa học là Lantana)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây nhỏ, cao tới l,5m-2m hay hơn. Thân có gai. Cành dài, hình vuông, có gai ngắn và lông ráp. Lá mọc đối, khía răng, mặt dưới có lông. Cụm hoa là những bông co lại thành đầu giả mọc ỏ kẽ các lá ở ngọn.

Hoa lưỡng tính, không đều, thoạt tiên vàng dợt rồi vàng kim, vàng tươi, sau cùng đỏ chói, ít khi toàn hoa trắng. Quả hạch hình cầu, nằm trong lá dài, khi chín màu đen, nhân gồm 1-2 hạt cứng, xù xì.

Bộ phận dùng: Lá, hoa và rễ.

Phân bố, sinh thái: Cây gốc ở Trung Mỹ, đưọc nhập trồng làm cảnh, nay phổ biến rộng rãi, mọc hoang ở nhiều nơi. Các bộ phận của cây thu hái vào mùa khô, phơi hay sấy khô. Cũng có khi dùng tươi.

Tính chất và tác dụng: Lá chứa 0,2% tinh dầu, ở hoa khô chỉ có 0,07%. Tinh dầu có 80% teepen bicyclic và 10-12%. 1- a-phelandren. Trong vỏ có 0,08% lantanin, là một ancaloit. Lantanin, cũng như quinin, làm sự tuần hoàn và hạ nhiệt.

Rễ có vị dịu, tính mát, có tác dụng hạ sốt, tiêu độc, giảm đau.

Lá có vị đắng, tính mát, mùi hôi, hơi độc, có tác đụng hạ sốt, tiêu độc, tiêu sung. Hoa có vị ngọt, tính mát có tác dụng cầm máu.

Công dụng: Rễ thường dùng trị sốt lâu không dứt, quai bị, phong thấp đau xương, chấn thương bầm giập. Hoa dùng trị lao với ho ra máu và hạ huyết áp.

Lá dùng ngoài đắp vết thương, vết loét hoặc dùng cầm máu sát trùng; trị ghẻ lở; viêm da, các vết chàm và dùng chườm nóng trị thấp khớp.

Cách dùng: Dùng 30-60g rễ, dạng thuốc sắc. Lá thường dùng tươi giã đắp ngoài hay nấu nước để rửa. Hoa dùng 12g dạng thuốc sắc hay hãm uống hoặc chế xirô ho.

Đơn thuốc:

  • Viêm gan, eczema, tinea, mụm nhọt, nấu lá tươi để rửa ngoài.
  • Chân thương bầm giập, vết thướng chảy máu, giã lá tươi đắp ngoài. Hoặc dùng 30g lá khô, với 10g gừng khô tán bột rắc lên vết thương ngày 1 lần.
  • Ho ra máu và lao phổi, dùng hoa khô 6-10g nấu nước uống.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Khuyến khích gây trồng để sử dụng. Không đánh giá.

  Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.60.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
16
Hôm nay:
857
Tuần này:
3663
Tháng này:
10271
Năm 2024:
53867

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17