Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Bóng nước

Tên khoa học: Impatiens balsamina L.

Tên đồng nghĩa: Bống nước, Mốc tai hay Bông móng tay

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thực vật

Bộ: Thạch Nam (tên khoa học là Ericales)

Họ: Côm (tên khoa học là Elaeocarpaceae)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Trị bệnh phụ nữ

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây thảo mập, cao 30-50cm. Lá mọc so le, hình ngọn giáo, có răng ở nép. Hoa xếp 1-4 cái ở nách lá, to, màu trắng, đỏ hay hồng tùy thứ. Lá đài dưới có móng dài, 2 lá đài bên rất nhỏ. Cánh hoa to, dính nhau ở gốc. Quả nang có lông, khi đụng đến là vỡ ra nhiều mảnh và tung hạt ra rất mạnh.

Hạt tròn, màu nâu.

Thu hái quả chín vào tháng 7, và phơi khô đập lấy hạt, rồi lại phơi cho khô.

Bộ phận dùng: Thân, cành lá, hạt và hoa.

Phân bố, sinh thái: Cây của Ân Độ, thường được trồng làm cảnh ở nhiều nơi. Thu hái hoa vào tháng 6, thân cành vào mùa hạ, phơi khô hoặc nhúng vào nước đun sôi rồi phơi hay sấy khô. Có thể dùng tươi.

Tính chất và tác dụng: Trong toàn cây bóng nước, có axit phydrobenzoic có tính chất kháng sinh và một số các axit khác. Lá chứa axit cinnamic. Thân chứa kaempferol 3-glucosit, quexetin, peỉargonidin, cyanidin và delphinidin. Hạt chứa chất béo mà thành phần chủ yếu là axít parinaric, balsaminasterol. Hoa chữa lawson, lawsonmetyl ete. Dịch ép của hoa có tác dụng kháng sinh mạnh.

Toàn cày Bóng nước có vị đắng, tính ôn, hơi có độc, có tác dụng khử phong thấp hoạt huyết, chỉ thống, chống độc. Hạt có vi hơi đắng, tính ôn, hơi có độc, có tác dụng giáng khí, hành ứ. Hoa có vị ngọt tính ấm, có tác dụng hoạt huyết, tiêu tích. Lá có vị ngọt cay, tính ấm, có tác dụng hoạt huyết, chỉ thống.

Công dụng: Bóng nước thường được dùng chữa phong thấp, bị thương sưng đau, rắn rết cắn. Hạt dùng chữa kinh nguyệt bế tắc, đẻ khó, u khối tân sinh, nấc nghẹn, hóc xương. Hoa dùng chữa vô kinh, chấn thương bị thương, đụng giập, bọc máu, phong thấp tạng khớp, và dùng ngoài giã tươi đắp trị đinh nhọt, rắn cắn, bệnh ecpet mảng tròn. Lá chữa bị hóc và bị đòn, bị thương sưng đau ; cũng dùng nấu nước gội đầu để làm cho tóc mọc tốt.

Cách dùng: Ngày dùng từ 4 đến 12g toàn cây dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hay thuốc viên, ngày dùng 3-10g ; đối với u khối tân sinh dùng 15-60g. Dùng ngoài giã đắp không kể liều lượng. Hoa khô, dùng 3-6g ; lá 12-20g dạng thuốc sắc.

Đơn thuốc:

- Phụ nữ kinh bế (vô kinh) hay tích tụ thành hòn trong bụng (bọc máu), dùng hoa bóng nước 6-12g, hạt bóng nước 4-6g hoặc cây bóng nước 12-20g sắc uống.

- Hoặc dùng Bóng nước 6g, ích mẫu 30g, Nga truật 6g, Tam lăng 6g sắc uống.

- Chữa đẻ khó, dùng 8g hạt bóng nước sắc uống.

- Hóc xương nguy cấp, dùng hạt bóng nướcc tán nhỏ thổi vào họng.

Nhân dân thường dùng hạt bóng nước nấu với thịt heo, thịt bò cho chóng nhừ.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Khuyến khích gây trồng sử dụng.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.53.

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
8
Hôm nay:
464
Tuần này:
2336
Tháng này:
8944
Năm 2024:
52540

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17