Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Bàng

Tên khoa học: Terminalia catappa L.

Tên đồng nghĩa: Quang lang

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Bộ: Sim (tên khoa học là Myrtales)

Họ: Bàng (tên khoa học là Combretaceae)

Chi: Chiêu liêu (tên khoa học là Terminalia)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Cảm cúm, Hạ sốt, sốt rét

Đặc điểm nhận dạng:

Tên nước ngoài Indian almond – tree, tropical almond (Anh); badamier (Pháp).

Mô tả: Cây to, có thể cao tới 20m, có cành mọc vòng. Lá to, hình trái xoan ngược, chóp tròn, gốc thon lại và cụt, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông hung nhạt, dài 20-30cm, rộng 10-13cm. Hoa nhiều mọc thành bông có lông hung, dài 15~20cm.

Quả hình trái xoan, nhẵn, đẹp vói 2 bên rìa hẹp, dài 4cm, rộng 3cm, dày 15 mm, có cơm quả màu vàng đỏ, có xơ. Hạt có nhân trắng, chứa nhiều dầu.

Bộ phận dùng: Lá, vỏ cây, hạt.

Phân bố, sinh thái: Cây của vùng Mã Lai, mọc hoang và cũng được trồng ờ nhiều nơi trong tỉnh, lấy bóng mát. Thường rụng lá và ra lá non tháng 2, ra hoa tháng 3-7, có quả tháng 4-9.

Thu hái búp non vào mùa xuân, lá và vỏ cây quanh năm. Thường dùng tươi.

Tính chất và tác dụng: Cũng như nhiều loài Terminalia khác, vỏ thân Bàng chứa 25-35% tanin, vỏ cành chứa 11%, quả chứa 20% taningallic dùng thuộc da và nhuộm. Ta thường dùng vỏ và quả để thuộc da. Lá dùng để nhuộm đen hay nhuộm màu cứt ngựa. Hạt cho nhiều bột và dầu béo ăn được, có vi ngon. Hạt còn dùng ép dầu, dầu này thay cho dầu thảo mộc khác để chạy máy tinh vi. Cây mầm chiếm 10% của quả và cho 5% dầu. Dầu này ăn được.

Công dụng: Ta thường dùng lá làm thuốc chữa cảm sốt, làm ra mồ hôi, chữa tê thấp và lỵ Búp non phơi khô tán bột rắc trị ghẽ, trị sâu quăng và sắc đặc ngậm trị sâu răng. Dùng tươi xào nóng để đắp và chườm vào nơi đau nhức, vỏ thân sắc uống làm se dùng chữa lỵ và ỉa chảy, rửa vết loét, vết thương. Nhựa lá non trộn và nấu chín với dầu hạt bông là 1 thử thuốc để chữa hủi. Hạt sắc uống dùng chữa ỉa ra máu. Liều dùng 12-15g vỏ, dạng thuốc sắc. Lá dùng ngoài không kể liều lượng.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Đề nghị gây trồng sử dụng.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.40.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2
Ảnh nhận dạng 3

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
8
Hôm nay:
1037
Tuần này:
3843
Tháng này:
10451
Năm 2024:
54047

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17