Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Đạt phước

Tên khoa học: Millingtonta Hortensis L.T

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Hạt kín (tên khoa học là Angiospermae)

Bộ: Lamiales (tên khoa học là Lamiales)

Họ: Núc nác (tên khoa học là Bignoniaceae 2)

Chi: Millingtonia (tên khoa học là Millingtonia)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Cảm cúm, Hạ sốt, sốt rét

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây gỗ lớn. Lá mọc đối, 2-3 lần chẻ lông chim, dài có khi tới 70cm hay hơm ; lá chét hinh trái xoan - ngọn giáo, nguyên hay khía tai bèo, cụt ở gốc, nhọn ở chóp, dài  2,5-    5cm, rộng 2,5-3,7cm, dạng màng. Hoa trắng, thơm, thành chùy dạng ngù với các cành choãi ra, dài 20-40cm. Quả nang hình dải, bị ép, nhẵn, nhọn ở hai đầu, dài 25-40cm, rộng 2cm. Hạt rất nhiều, giẹp, có cánh dạng bán nguyệt, dài 2,5cm, rộng l,25cm.

Bộ phận dùng: Hoa.

Phân bố, sinh thái: Cây của vùng Ấn Độ, Mã Lai, mọc trong rừng rậm, phổ biến gần các khu dân cư do trồng làm cảnh. Có gặp ở núi Cấm.

Công dụng: Hoa có mùi thơm rất dễ chịu, dùng trộn với thuốc lào để ướp hương cho có mùi thuốc phiện.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Là cây được người dân gây trồng trong vườn nhà để sử dụng.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên tập từ nguồn: Cây thuốc An Giang của  Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.234.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
6
Hôm nay:
364
Tuần này:
854
Tháng này:
9125
Năm 2024:
36029

Tin tức trong tháng:3
Tin tức trong năm 2024:8