Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Sâm đất

Tên khoa học: Boerhavia Diffusa L. (B. repens L.)

Tên đồng nghĩa: Sâm nam, Sâm rừng, Sâm quy bầu

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Bộ: Trúc Đào (tên khoa học là Apocynales)

Họ: Hoa phấn (tên khoa học là Nyctaginaceae)

Thuộc: Sách đỏ

Tình trạng bảo tồn: Tuyệt chủng (EX)

Công dụng: Nhuận tràng

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cỏ nằm rồi đứng, sống dai. Rễ mập, hình thoi. Thân mọc tỏa ra sát đất, màu đỏ nhạt. Lá mọc đối, có cuống, phiến xoan tròn dài hay hình bánh bò, mép lượn Bống, mặt dưới có nhiều lông màu trắng lục. Cụm hoa chùm mang xim ba hoa không cuống. Các nhánh hoa có nhiều lông trĩn dính vào quần áo. Hoa màu đỏ tía, có 1-2 nhị. Quả hình trụ, phồng ờ đầu, có lông dính. Ra hoa kết quà quanh năm, chủ yếu tháng 4-6.

Bộ phận dùng: Rễ và lá.

Phân bố, sinh thái: Loài liên nhiệt đới, mọc hoang khắp nơi, ở vườn, sân, bờ đường, bãi cỏ... Thu hái rễ, lá quanh năm. Đào rễ (tốt nhất vào mùa thu) về rửa sạch, phơi hay sấy khô.

Tính chất, tác dụng: Trong rễ có một chất thơm, tính bột, chất gôm, một chất dầu bay hơi, kali nitrat. Người ta cũng đă chiết được trong cây một ancaloit có tinh thể gọi là punamavin. về tác dụng, dưọc lý, cây được nghiên cứu nhiều ờ Ấn Độ. Rễ có tác dụng làm tăng lượng nước tiểu, nhưng với liều cao, có thể gây nôn mửa và làm ra nhiều mồ hôi. Nó tác dụng vào hệ thần kinh như một tác nhân chống co giật. Còn trong Y học cổ truyền của nước ta, Sâm đất đưọc xem như có tác dụng trừ thấp, hoạt huyết, giải dộc.

Công dụng: Thường dùng làm thuốc thông tiểu và nhuận tràng dùng trong các bệnh thủy thũng, phù toàn thân, táo bón thường xuyên, các bệnh về gan và lá lách. Còn dùng chứa ho, làm long dòm. Có nơi dùng nó làm thuốc gây nôn. Lá trí sang độc.

Cách dùng: Hàng ngày dùng 10-15g dạng thuốc sắc hay thuốc hăm. Có thề tán bột uống. Có thể pha uống như pha trà (10g trong 1 lít nước sôi). Nếu pha rượu thì chỉ dùng liều 2-5g bột rễ trong 1 ngày.

Tình trạng khai thác bảo vệ tại An Giang: Khuyến khích gây trồng. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn các tổ Đông Y gây trồng vừa sử dụng vừa để bảo tồn nguồn gen cây thuốc vùng bảy núi.

Bành Thanh Hùng, sưu tầm và biên soạn.

Nguồn: Cây thuốc An Giang, Võ Văn Chi, NXB. UBKH và KT, 1991, tr.470.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
16
Hôm nay:
613
Tuần này:
4309
Tháng này:
16661
Năm 2024:
60257

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17