Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Rau sam

Tên khoa học: Portulaca oleracea L.

Tên đồng nghĩa: Mã xỉ hiên

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Họ: Rau sam (tên khoa học là Portulacaceae)

Chi: Portulaca (tên khoa học là Portulaca)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Lỵ, Tiêu hóa, Tiêu chảy, đau bụng

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây thảo mọc bò có thân mập màu đỏ tím nhạt. Lá dày bóng, hình bầu dục, không cuống, giống hình ráng con ngựa. Hoa màu vàng, mọc ở đầu cành và ngọn thân. Quả nang hình cầu, mở bằng một nắp (quả hộp) chứa nhiều hạt đen bóng.

Bộ phận dùng: Phần cây trên mặt đất.

Phân bố, sinh thái: Loài toàn thế giới, mọc hoang và cũng được trồng ở nơi ẩm mát. Thu hái cây vào mùa hạ, mùa đông. Thường dùng tươi.

Tính chất và tác dụng: Trong cây có glycozit, saponin, chất nhựa, axit hữu cơ, các muối kali, các vitamin A, Bi, B2, c, pp và men ureaza... Rau sam có tác dụng làm co mạch, ức chế vi trùng lỵ, thương hàn, vi trùng gây bệnh ngoài da và bệnh ho lao.

Trong Y học cồ truyền, Rau sam được xem như có vị chua, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, trữ giun và hoạt trường, tán huyết.

Công dụng: Thường dùng tri 1. Ly, viêm ruột cấp, viêm bàng quang ; 2. Viêm ruột thừa cấp ; 3. Viêm vú, tri xuất huyết, ho ra máu, đái ra máu ; 4. Ký sinh trùng đường ruột (giun kim, giun đũa) ; 5. sỏi niệu, giảm niệu.

Liều dùng 15-30g, dạng thuốc sắc.

Dùng ngoài tri mụn nhọt và eczema.

Cụ Việt cúc viết về rau sam như sau : Rau sam, Mã xỉ hiện, chua, hàn, giải nhiệt, tiêu độc, tan huyết ứ, chira kiết lỵ đờm máu, ghẻ chốc, bạch đới.

Sam nhỏ chua hàn, giải lại sang,

Phong cùi đơn độc lở tràn lan,

Bụng đau kiết lỵ, trường phong nhiệt,

Mã xỉ hiện là vị thuốc Nam.

Đơn thuốc:

Chữa kiết lỵ (kinh nghiệm của An Giang), dùng chữa đau quặn bụng, sốt, đi tiêu lẫn đờm, máu : Hoàng đằng 12g, Rau sam 20g, Rau trai 20g.

Đổ 500 ml nước, sắc còn 150 ml nước, uống ngày 1 tháng.

Tình trạng khai thác bảo vệ tại An Giang: Khuyến khích gây trồng. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn các tổ Đông Y gây trồng vừa sử dụng vừa để bảo tồn nguồn gen cây thuốc vùng bảy núi.

Bành Thanh Hùng, sưu tầm và biên soạn.

Nguồn: Cây thuốc An Giang, Võ Văn Chi, NXB. UBKH và KT, 1991, tr.454.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
17
Hôm nay:
444
Tuần này:
4366
Tháng này:
10974
Năm 2024:
54570

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17