Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Măng cụt

Tên khoa học: Garcinia mangostana L., 1753

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Bộ: Sơ ri (tên khoa học là Malpighiales)

Họ: Bứa (tên khoa học là Clusiaceae)

Chi: Garcinia (tên khoa học là Garcinia)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Lỵ, Tiêu hóa, Tiêu chảy, đau bụng

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Măng cụt là một loại cây to, có thể cao tới 20–25 m. Lá dày, dai, màu lục sẫm, hình thuôn dài. Hoa đực cụm 3-9 hoa có lá bắc. Hoa lưỡng tính có cuống có đốt. Quả hình cầu, to bằng quả cam trung bình, vỏ ngoài màu đỏ tím dày cứng, trong đỏ tươi như rượu vang, dày xốp, phía dưới có lá dài, phía đỉnh có đầu nhụy. Trong quả có từ 6 đến 18 hạt, quanh hạt có áo hạt trắng, ăn ngọt thơm ngon.

Như các loại quả khác, măng cụt ngọt nhờ có nhiều chất đường: sucroza, fructoza, glucoza và có thể cả maltoza. Nó thơm nhờ một số lớn các chất dễ bốc hơi. Phổ sắc ký lỏng tinh dầu chiết xuất phát hiện khoảng 50 hóa chất hữu cơ, trong số ấy hơn 30 chất đã được xác định. Nhiều nhất theo phần trăm là hexenol, tương đối ít hơn là octan, đứng trước hexyl acetat, a-copaen, aceton, furfural, hexanol, methyl butenon, toluen. Những chất khác đều dưới 2% nhưng góp phần với các chất trên cấu thành hương vị của măng cụt. Ngoài hexyl acetat và hexenyl acetat đặc biệt của măng cụt, mùi trái cây là do các chất hexenal, hexanol, a-bisabolen mà ra, thêm vào mùi xoài với a-copaen, mùi hoa lài với furfuryl methylceton, mùi huệ dạ hương với phenyl acetaldehyd, mùi cỏ với hexenol, hexanal, mùi cỏ héo với pyridin, mùi lá ướt với xylen, mùi hoa khô với benzaldehyd, mùi hồ đào với d-cadinen. Aceton, ethyl cyclohexan đóng góp tính chất dịu ngọt trong lúc toluen, a-terpinol đem lại mùi đường thắng, methyl butenol, guaien mùi dầu, valencen đặc biệt mùi mứt cam. Đáng để ý là nếu furfurl methylceton cống hiến hương thơm dễ chịu thì furfural lại cho thoáng vào một mùi hôi khó ngửi.

Phân bố, sinh thái: Cây của đảo Xông đơ và Mô luýc, được nhập trồng vào nước ta từ lâu để lấy quả ăn. vỏ quả thu nhặt vào mùa quả chín, ăn lớp áo hạt, để vỏ phơi khô cất dành dùng làm thuốc, vỏ cây cổ thể thu hái quanh năm.

Công dụng: Tại nhiều nước Ma Lai – xia, Campuchia, Philipin, người ta dùng nước sắc vỏ măng cụt để làm thuốc chữa đau bụng đi ỉa lỏng, chữa lỵ, cá khi còn dung chữa bệnh hoàng đản (vàng da). Cách dùng như sau:

Cho chừng 10 vỏ quả măng cụt vào một nồi đất hay nồi đồng, (tránh nồi sát hay nồi tôn) thêm nước vào cho ngập rồi đun sôi kỹ trong vòng 15 phút. Ngày uống 3 đến 4 lần chén to nước này.

Vỏ quả được dùng trị ỉa chày và kiết lỵ. Nưóc sắc vỏ quả cũng được dùng thụt vào âm đạo phụ nũ dể rửa trong trường họp bị bệnh bạch đới, khí hư. Vỏ cây thường dùng chữa bệnh ỉa chảy.

Cách dùng: Để tri ỉa chảy và kiết lỵ, dùng nước: sắc vỏ quả măng cụt : Lấy khoảng mười cái vỏ quả cho vào trong một nồi đất cùng vói 1 lít nước, đậy thật kín bằng một tàu lá chuối, sau đó đun sôi đến khi nước có màu thật sẫm. Uống mỗi ngày 3-4 chén.

Ở vùng nóng, người ta còn phối hợp vói các vị thuốc khác : vỏ măng cụt khô 60g, hạt mùi 5g, hạt thìa là 5g, dem sắc trong 1200ml nước. Đun sôi kỹ, còn lại 600ml. Chiết ra dể uống, ngày 2 lần, mỗi lần 120ml. Có thể gia thêm rượu thuốc phiện. Cũng cổ thể dùng vỏ cây chữa ỉa chảy : Lấy 1 nắm vò, khoảng 50g, đem cắt ra từng khoanh, cho vào nồi đất với 2 bát nước:, sắc như sắc thuốc, đun nhỏ lửa cho sôi từ 15 đến 30 phút. Sau đó để nước âm ấm, chiết lấy nước uống làm nhiều lần, mỗi lần độ 1 ly nhỏ. Thuốc sắc ngày nào thì uống trong ngày dó, có thể thêm đường để dễ uống và đỡ khát.

Khai thác sử dụng và bảo vệ tại An Giang: Là loài cây không phân bố trong tự nhiên.

Thsỹ. Bành Lê Quốc An.

Sưu tầm từ nguồn: Cây thuốc An Giang của  Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr. 360; Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Đỗ Tất Lợi, NXBKH và KT, HN 1986, tr.443.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1

Bản đồ vị trí

Bản đồ nhận dạng 1
Vĩ độ: 10.999185
Kinh độ: 107.267954

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
16
Hôm nay:
866
Tuần này:
4788
Tháng này:
11396
Năm 2024:
54992

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17