Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Muồng trâu

Tên khoa học: Senna alata (L.) ROXB.

Tên đồng nghĩa: •Cassia alata L. •Cassia alata L. var. perennis Pamp.

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Chi: Senna (tên khoa học là Senna)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Mụn nhọt, mẫn ngứa, bệnh ngoài da

Đặc điểm nhận dạng:

Đồng nghĩa.

  • Cassia alata L.
  • Cassia alata L. var. perennis Pamp.
  • Cassia alata L. var. rumphiana DC.
  • Cassia bracteata L.f.
  • Cassia herpetica Jacq.
  • Cassia rumphiana (DC.) Bojer
  • Herpetica alata (L.) Raf.

Mô tà: Cây nhỏ cao chừng 1,5m hay hơn, ít phân cành. Lá lớn có cuống dài 30~40cm, hơi có rìa, mang 8-12 đôi lá chét. Cụm hoa bông ở nách lá, gồm nhiều hoa màu vàng. Quả dẹt có cánh ở hai bên rìa, chưaa tới 60 hạt hình quả trám. Cây ra hoa kết quả vào mùa đông. Bộ phận dùng : Lá, thân cành, quả, gỗ, rễ.

Phân bố, sinh thái: Cây của nhiệt đới châu Mỹ, nay trở thành liên nhiệt đới, mọc hoang và cũng được trồng ở nhiều nơi. Có thể trồng bằng cành hoặc bằng hạt. Cây ưa đất cao ráo, ẩm mát. Phạm vi phân bố rộng, có ở tỉnh An Giang, mọc những kênh mương, nơi có độ ẩm và ven rừng. Trồng bằng cành, cây mọc tốt, khỏe và nhanh, cắt ra từng đoạn dài 20-30cm, đem trồng vào mùa xuân hè. Nhiều nơi trồng thành hàng rào.

Tính chất và tác dụng: Trong lá, quả và rễ đều có chứa các dẫn chất antraquinon. Hàm lượng trong lá 0,15 - 0,20%, trong quả 1,5 ' 2%. Đã phân lập và xác định được trong lá có chrysophanol, aloe emodin, rheum emodin. Lá có flavonoit là kaempferol. Ngoài ra còn có một steroit là sitosterol trong rễ cây. Ta thường thu hái lá và thân vào mùa hạ thu, trước khi cây ra hoa. Dùng tươi hay phơi nắng cho khô.

Các bộ phận của cây có vị hơi đắng, mùi hăng hắc, tính mát. Có tác dụng nhuận tràng, giải nhiệt, sát trùng, lợi tiểu. Nếu sao vàng thì nhuận gan, tiêu thực, tiêu độc, tiêu viêm. Để sống thì nhuận tràng, sát trùng.

Công dụng: Thường dùng uống trong chữa táo bón, nhiều đờm, chữa phù thũng, đau gan, vàng da. Dùng ngoài chữa hắc lào, bệnh ngoài da.

Cách dùng: Thường dùng cành, lá, rễ sắc nước uống. Bột lá hoặc bột thân uống hàng ngày với liều thấp (4-8g) dùng nhuận tràng, và với liều cao (10-20g) dùng tẩy. Lá giả nát, lấy nước bôi hoặc xát chữa bệnh ngoài da; nếu thêm một ít muối hoặc dịch chanh quà, tác dụng càng mạnh hơn. Lá muồng trâu còn được dùng tri ghẻ cho gia súc.

Khai thác sử dụng và bảo vệ tại An Giang: Đây là loài có phân bố trong thiên nhiên tại An Giang, được người dân dùng làm thuốc trị bệnh. Khuyến khích gây trồng để sử dụng, tránh tình trạng khai thác sử dụng thiếu bền vững.

Thsỹ. Bành Lê Quốc An, sưu tầm và biên soạn

Nguồn: Cây thuốc An Giang, Võ Văn Chi, UBKH-KT, 1991, tr. 385

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2

Bản đồ vị trí

Bản đồ nhận dạng 1
Vĩ độ: 10.591940
Kinh độ: 105.056419
Bản đồ nhận dạng 2
Vĩ độ: 10.298452
Kinh độ: 105.291767

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
19
Hôm nay:
337
Tuần này:
2530
Tháng này:
14248
Năm 2024:
41152

Tin tức trong tháng:5
Tin tức trong năm 2024:10