Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Ngải Cứu

Tên khoa học: Artemisia vulgaris L.

Tên đồng nghĩa: Thuốc cứu

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Bộ: Asterales (tên khoa học là Asterales)

Chi: Ngải (tên khoa học là Artemisia)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Rất nguy cấp (CR)

Công dụng: Trị bệnh phụ nữ

Độ cao: 30m

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây thảo sống dai, cao khoảng 1m, thân có rãnh dọc. Lá mọc so le, xẻ nhiều kiểu, từ xẻ lông chim đến xẻ thuỳ theo đường gân, mặt trên xanh đậm, mặt dưới trắng xanh, có lông. Hoa đầu màu lục nhạt, xếp thành chùm xim. Mùa hoa quả tháng 10-12.

Bộ phận dùng: Ngọn cành  mang hoa và lá.

Phân bố, sinh thái: Cây của miền Âu Á ôn đới, mọc hoang và thường được trồng. Thu hái các ngọn cây có hoa và lá, dùng tươi hay phơi trong râm cho đến khô dùng dần. Nếu tán nhỏ rồi rây lấy phần lông trắng và bột, gọi là Ngải nhưng dùng làm mồi cứu.

Tính chất, tác dụng: Trong cây có tinh dầu là cineol, anpha thuyên và tanin. Tinh dầu có tính chất kích thích, làm cho say, hưng phấn thần kinh. Ngải cứu đã phơi hay sấy khô có vị đắng, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng điều hoà khí huyết, trừ hàn thấp, ôn kinh, an thai, cầm máu.

Công dụng: Thường dùng chữa: 1. Chảy máu chức năng tử cung (băng huyết, lậu huyết, bạch đới ở phụ nữ do tử cung lạnh), đe doạ sẩy thai; 2. Đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt khó khăn do thiếu máu và các nguyên nhân khác. Dùng ngoài trị bụng lạnh đau, đau dạ dày, đau khớp, eczema, ngứa.

Cách dùng: Dùng tươi hay phơi khô tán thành bột, hãm hoặc sắc uống. Ngày dùng 6-10g. Thường phối hợp với Ích mẫu, Cỏ gấu để điều hoà kinh nguyệt. Phối hợp với Gừng sống trị hàn lỵ ra huyết. Phối hợp với Hà thủ ô (liều bằng nhau), Phèn phi (2/10), kẹo Mạch nha làm hoàn làm thuốc bổ máu, trị sốt rét kinh niên. Có thể trộn bột Ngải cứu với Mạch nha, mật ong làm thuốc bổ máu. Ngải cứu khô ngâm với rượu trắng hay nước cơm rượu nếp dùng uống hoạt huyết, bổ huyết. Lá Ngải cứu hơ nóng chườm bụng trị đau bụng, dùng gối đầu trị đau đầu. Nước Ngải tươi giải nóng, giải nhiệt. Có thể nấu thành cao, dùng riêng hoặc phối hợp với các loại thuốc khác.

Khai thác sử dụng và bảo vệ tại tỉnh An Giang: Phân bố trong thiên nhiên trên các đồi núi tại tỉnh An Giang. Nhưng hiện nay rất hiếm gặp, cần bảo vệ nguồn gen này.

Thsỹ. Bành Lê Quốc An. Sưu tầm và biên soạn.

Nguồn: Cây thuốc An Giang, Võ Văn Chi, UBKH-KT, 1991, tr 393.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1

Bản đồ vị trí

Bản đồ nhận dạng 1
Vĩ độ: 10.614107
Kinh độ: 104.978614

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
12
Hôm nay:
293
Tuần này:
2486
Tháng này:
14204
Năm 2024:
41108

Tin tức trong tháng:5
Tin tức trong năm 2024:10