Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Huyết rồng

Tên khoa học: Spatholobus harmandii Gagnep.

Tên đồng nghĩa: Kê huyết đằng

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Họ: Đậu (tên khoa học là Fabaceae)

Thuộc: Quí hiếm & đặc hữu

Tình trạng bảo tồn: Tuyệt chủng (EX)

Công dụng: Trị bệnh phụ nữ

Độ cao: 300m

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Dây leo khoẻ. Cuống lá có lông, ở gốc phù, 3 lá chét, hình bầu dục dài, dài 7-12cm, rộng 3-4 cm, không lông, mọc so le, gân 9 cặp; hoa hợp thành 1 – 3 chùy có lông vàng. Hoa đỏ dài 10-11m, đài hoa dài 5 – 6mm, dài gấp 3 -5 lần răng. Quả đậu dẹp dài 7 cm, rộng 2,5cm, có lông mịn, có 1 hạt ở đầu.

Bộ phận dùng: Thân và nước của cây

Phân bố, sinh thái: Cây của miền Đông dương mọc ở núi Cấm, huyện Tịnh Biên. Thu hái thân cây quanh năm, thát lát, phơi khô.

Tính chất, tác dụng: Huyết rồng có vị ngọt nhạt, tính bình, bổ khí huyết, thông kinh lạc, mạnh gân cốt.

Công dụng: Dùng chữa huyết hư, kinh bế, trị di tinh, bạch đới, kinh nguyệt không đều và làm thuốc bổ huyết. Ngày dùng 20-40g dạng thuốc sắc, rượu hoặc cao.

Cụ Nguyễn An Cư viết như sau: Nước của cây có vị ngọt, tính mát, không độc, dùng chữa đàn ông mất máu, mộng tinh, đàn bà huyết khô, huyết băng, chuyển tư chân âm, bổ ích tỳ thận, làm tăng nước bọt, hết khát nước. Dùng bôi chữa nứt môi, rơ lưỡi.

Tình trạng bảo tồn tại tỉnh An Giang:  Theo kết quả phỏng vấn người dân thì được biết là loài này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng trên các núi trong tỉnh An Giang. Hiện có trong các vườn cây thuốc của hộ gia đình. Vì vậy, Khuyến khích bảo tồn và phát triển nguồn gen này.

ThS. Bành Lê Quốc An. Sưu tầm và biên soạn.

Nguồn: Cây thuốc An Giang, Võ Văn Chi, UBKH-KT, 1991, tr 294.

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
10
Hôm nay:
496
Tuần này:
1550
Tháng này:
13902
Năm 2024:
57498

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17