Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Gừng dại

Tên khoa học: zingiber zerumbet Sm

Tên đồng nghĩa: Gừng gió, riềng gió, ngải xanh, ngải mặt trời

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thực vật

Bộ: Gừng (tên khoa học là Zingiberales)

Họ: Gừng (tên khoa học là Zingiberaceae)

Chi: Zingiber (tên khoa học là Zingiber)

Thuộc: Quí hiếm & đặc hữu

Tình trạng bảo tồn: Rất nguy cấp (CR)

Công dụng: Lỵ, Tiêu hóa, Tiêu chảy, đau bụng

Độ cao: 200m

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây thảo mọc cao 1-1,3m, có bẹ. Thân rễ dạng củ, phân nhánh, mặt ngoài màu trắng, bên trong màu vàng. Lá xếp sít nhau, hâu như không cuống, thuôn ngọn giáo, có mũi nhọn, thon ở gốc, màu lục sẫm ở trên, nhạt màu và có lông rải rác ở mặt dưới, với bẹ lá nhẵn trừ ở chóp. Cán hoa dài 30-60cm, bao phủ nhiều vảy lợp lên nhau, có lông ở ngoài. Bông hình trứng, với những lá bắc to áp sát, hình mắt chim, màu lục, đường kính 25 -30mm. Hoa vàng, tràng hoa có ống 2cm, với các thùy hình ngon giáo, cánh môi có 3 thùy, thùy giữa lớn hơn lõm tù, các thùy bên nguyên, ngắn hơn đến 3 lần. Quả mang hình bầu dục, hạt đen, ít có áo hạt trắng.

Bộ phận dùng: Thân rễ

Phân bố, sinh thái: Cây của phân vùng Ấn Độ, đông dương, thường gặp ở dưới tán rừng ẩm. Thân rễ có thể thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần. Có gặp trên các đồi núi dưới tán rừng phòng hộ của tỉnh An Giang.

Tính chất, tác dụng: Vị cay, đắng và khó chịu, tính ấm, có tác dụng tán phong hàn, huyết ứ, có tính kích thước, bổ,lọc máu.

Công dụng: Thường dùng trị trúng gió, đau bụng, sưng tấy đau nhức, trâu bò bị dịch. Ngày dùng 20 – 30 g, dạng thuốc sắc, thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Ở Campuchia, thường được dùng ngâm rượu (khoảng 160g trong 1 lít rượu) dùng uống ngày 2 – 3 ly để trị chứng khó chịu, chóng mặt có triệu chứng ngất, cả cho người mới sinh đẻ, trong vài tuần lễ đầu tiên sau khi sinh.

Đơn thuốc: Chữa trúng gió lạnh, bị ngất, chân tay giá lạnh: Gừng gió 20 -30g, giã nhỏ, chế thêm rượu, vắt lấy nước cốt uống. Dùng bã chưng nóng xoa xát khắp mình.

Chữa bị thương ứ máu, hay đơn độc sưng tấy: gừng gió, nghệ vàng, nghệ đen mỗi vị 15g, giã nhỏ, chết thêm 1 chén giấm, vắt lấy nước cốt uống, rồi lấy bã chưng nóng đắp vào chỗ đau.

Tình trạng bảo tồn tại tỉnh An Giang: Có xuất hiện trong thiên nhiên trên các núi dưới tán rùng phong hộ của tỉnh An Giang. Ngày nay được trồng làm cây cảnh. Hiện có trong các vườn cây thuốc của hộ gia đình. Khuyến khích bảo tồn nguồn gen này.

Thsỹ. Bành Lê Quốc An. Sưu tầm và biên soạn.

Nguồn: Cây thuốc An Giang, Võ Văn Chi, UBKH-KT, 1991, tr 271.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2

Bản đồ vị trí

Bản đồ nhận dạng 1
Vĩ độ: 10.492876
Kinh độ: 104.931858

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
9
Hôm nay:
345
Tuần này:
2538
Tháng này:
14256
Năm 2024:
41160

Tin tức trong tháng:5
Tin tức trong năm 2024:10