Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Địa liền

Tên khoa học: Kaempferia galanga L.

Tên đồng nghĩa: Thiền liền hay Tam nại

Địa danh: Núi Dài Năm Giếng - Ngũ Hồ Sơn

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Lớp: Một lá mầm (tên khoa học là Liliopsida)

Bộ: Gừng (tên khoa học là Zingiberales)

Họ: Gừng (tên khoa học là Zingiberaceae)

Chi: Kaempferia (tên khoa học là Kaempferia)

Thuộc: Quí hiếm & đặc hữu

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Thấp khớp, đau nhức khớp, tê thấp

Độ cao: 200m

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây thảo sống lâu năm. Thân rễ hình trứng gồm nhiều củ nhỏ. Lá 2-3 cái một, mọc xoè ra trên mặt đất, có bẹ. Phiến rộng hình bầu dục, thót hẹp lại thành cuống, mép nguyên, hơi có lông ở mặt dưới. Hoa trắng pha tím, không cuống, mọc ở nách lá. Toàn cây, nhất là thân rễ, có mùi thơm và vị nồng.

Bộ phận dùng: Thân rễ

Phân bố, sinh thái: Cây của Á châu nhiệt đới, mọc nhiều trong những rừng dầu và cũng được trồng lấy củ thơm làm gia vị và làm thuốc. Trồng bằng thân rễ vào mùa Đông xuân. Thu hái thân rễ vào mùa khô. Đào củ về, rửa sạch, thái phiến mỏng, xông lưu huỳnh rồi phơi khô, sao cho dược liệu không bị đen và kém thơm. Có phân bố trong thiên nhiên trên đồi núi tỉnh An Giang.

Tính chất, tác dụng: Trong địa liền có tinh dầu mà thành phần chủ yếu là bocneola metyl, metyl p.curmaric, axit etyleste, xinamic axit etyl este, pentadecan, xinamic andehyt và xineola. Chưa rõ hết tác dụng.  Địa liền có vị cay, tính ấm, có tác dụng âm trung tiện, tán hàn, trừ thấp, trừ uế khí. Nước chiết ở củ có tính hạ đờm, lợi trung tiện.

Công dụng: thường dùng trị ăn uống không tiêu, ngực bụng lạnh đau, tê phù, tê thấp, nhức đầu, đau răng do phong. Còn được dùng để trị ỉa chảy, hoắc loạn và trị ho gà.

Cách dùng: Ngày dùng 3-6g dạng thuốc sắc, thuốc bột hay viên hoặc ngâm rượu. Rượu Địa liền (ngâm củ Địa liền trong rượu 40-50 độ, trong 5-7 ngày) có thể dùng xoa bóp hoặc uống làm bớt nhức mỏi gân cốt, đau lưng và làm cho máu huyết thông hoạt. Cũng dùng trị nhức đầu và phù thũng. Nước chiết củ dùng trị ho, làm bớt hôi miệng, làm cao dán trị nhức mỏi. Lá và củ cũng dùng ngậm cho bớt ho và làm cho hết hôi miệng. Rễ còn dùng chế vào mỡ xức tóc cho thơm.

Đơn thuốc:

1. Cảm sốt nhức đầu: Thân rễ Địa liền 5g, Bạch chỉ 5g, Cát căn 10g, tán bột làm viên uống. Ta thường sản xuất viên Bạch địa căn này (gồm Địa liền 0,03g, Bạch chỉ 0,10g, Cát căn 0,12g) dùng làm thuốc hạ sốt, giảm đau trong bệnh sốt xuất huyết và sốt cao ở một số bệnh truyền nhiễm; còn có tác dụng kháng khuẩn chống bội nhiễm.

2. Ngực bụng lạnh đau, tiêu hoá kém: Địa liền 4-8g, sắc uống hoặc tán bột uống.

3. Chữa ho gà, Địa liền: 300g, lá Chanh 300g, vỏ rễ Dâu (tẩm mật ong) 1000g. Rau sam tươi 1000g, Rau má tươi 1000g, lá Tía tô 500g, đường kính vừa đủ, nấu với 12 lít nước, có còn 4 lít. Trẻ em mỗi ngày uống 15-30 ml.

Ghi chú: người âm hư, thiếu máu, hoặc vị có hoả uất không dùng.

Tình trạng bảo tồn tại tỉnh An Giang: Có phân bố trong thiên nhiên trên các núi tại tỉnh An Giang. Nhưng hiện nay rất hiếm gặp trong thiên nhiên, chỉ có người dân gây trồng. Hiện có trong các vườn cây thuốc của hộ gia đình. Khuyến khích bảo tồn nguồn gen này. Chi cục Kiểm lâm đang gây trồng bảo tồn loài này.

Thsỹ. Bành Lê Quốc An. Sưu tầm và biên soạn.

Nguồn: Cây thuốc An Giang, Võ Văn Chi, UBKH-KT, 1991, tr 245.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2

Bản đồ vị trí

Bản đồ nhận dạng 1
Vĩ độ: 10.494511
Kinh độ: 104.932206

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
9
Hôm nay:
407
Tuần này:
897
Tháng này:
9168
Năm 2024:
36072

Tin tức trong tháng:3
Tin tức trong năm 2024:8