Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Dây tràm

Tên khoa học: Entada Pursaetha DC

Tên đồng nghĩa: Bàm bàm

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thực vật

Thuộc: Quí hiếm & đặc hữu

Tình trạng bảo tồn: Tuyệt chủng (EX)

Công dụng: Trị bệnh phụ nữ

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Dây leo to hoá gỗ, nhẵn hoặc với chỉ ít lông rải rác. Lá kép lông chim, có cuống dài 3,5-7,5cm, trục dài 5-15cm. Lá chét 3-4 đôi; hình trái xoan tới bầu dục - ngọn giáo, dài 2,5-7cm, rộng 1,3-3,5cm, nhọn hoặc tù, rách mép hoặc chẻ đôi ở chóp. Cụm hoa bông dài 13-25cm, có lông. Hoa có cuống hoa ngắn 0,3cm. Đài cỡ 1mm, thành chén loe ra, nhẵn hay có lông rải rác. Cánh hoa cỡ 3mm, hình bầu dục tới ngọn giáo, nhọn ở chóp bầu 1-1,5mm, nhẵn, có cuống ngắn cỡ 0,5mm. Quả đậu thẳng hay hơi cong, dài tới 2m, rộng 7-15cm, các đốt 6,5-7,5cm; vỏ quả ngoài hoá gỗ, vỏ quả trong dai, hoá gỗ, dày 2-4mm. Hạt hình mắt chim, dẹp, đường kính 3,5-4cm, dày cỡ 1cm, có vỏ hạt màu nâu, dày.

Bộ phận dùng: Thân dây và hạt

Phân bố và sinh tháiCây phân bố ở châu Phi, châu á nhiệt đới và châu Ðại Dương. Thường gặp trong rừng xanh và rụng lá trên đất có đá hoặc có cát, tới độ cao 1200m. Thu hái dây quanh năm, thường dùng tươi. Hạt lấy ở những quả già.

Tính chất, tác dụng: Thân cây chứa saponin. Thân đập dập ngâm nước, sẽ cho một chất lỏng màu hung có tính chất của xà phòng. Dây có vị hơi đắng và se, tính bình có tác dụng trừ phong thấp và hoại huyết. Hạt chứa một lượng saponin nhiều hơn ở đây và còn chứa một loại glycozit độc. Nó có vị ngọt và se, tính bình, có độc, có tác dụng chống co giật, giảm đau lợi tiểu.

Công dụng: Thân thường được dùng ngâm trong nước để tắm và gội đầu. Hạt đốt tán bột uống trị tức ứ, làm huyết mạch lưu thông, trục huyết hư, nhưng kỵ thai.

Trong kháng chiến chống Pháp, nhân dân ta đã có những kinh nghiệm sử dụng. Bàm bàm nam phối hợp với các vị thuốc khác.

- Thuốc cao trị đau bụng máu, dùng cho phụ nữ kinh nguyệt không đều, đau ngang thắt lưng, đau bụng dưới. Ké đầu ngựa 1kg, vỏ Quýt 100g, Gừng lùi 5 chỉ, Dây cứt quạ nhỏ lá 1kg, lá Quao 1kg, Cỏ mực 1kg. Thuốc cứu 1/2kg và trái Bàm bàm nam rang vàng tán nhỏ 300g.

 Trừ bột trái tràm ra, còn mấy vị kia đổ nước nấu sôi châm nước thêm 3 lần, lượt bỏ xài nấu sền sệt thành cao, gia thêm bột trái Bàm bàm nam quậy đều. Mỗi lần uống từ một đến ba muỗng cà phê, ngày hai lần, uống khi bụng đói.

- Sản hậu nuốt hơi tức ngực. Rễ Lài dưa sao vàng với rượu 100g, ruột trái tràm dây đốt cháy đen 100g, hai món hiệp chung tán nhỏ trộn đều. Mỗi lần uống từ 1-2 muỗng cà phê, ngày 2 lần với nước nóng.

Tại Tịnh Biên, cụ Nguyễn Văn Ẩn dùng Dây tràm trị đau cục máu trong bụng (đau rùa huyết, cục máu nhà con), dây tràm, cù đen, mùa cua, gáo vang, thuốc mọi (Hổ bì sơn), chòi mòi, sầu đâu (vỏ, gỗ) liều lượng bằng nhau, mỗi thứ 1 nắm sắc uống. Dùng tốt cho người ốm gầy, da xanh.

Tình trạng bảo tồn tại tỉnh An Giang: Rất hiếm gặp trong thiên nhiên trên các núi tại tỉnh An Giang. Hiên có trong các vườn cây thuốc của hộ gia đình. Khuyến khích bảo tồn nguồn gen này.

Thsỹ. Bành Lê Quốc An. Sưu tầm và biên soạn.

Nguồn: Cây thuốc An Giang, Võ Văn Chi, UBKH-KT, 1991, tr 215

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2

Bản đồ vị trí

Bản đồ nhận dạng 1
Vĩ độ: 10.614407
Kinh độ: 104.978410
Bản đồ nhận dạng 2
Vĩ độ: 10.483508
Kinh độ: 104.991531

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
21
Hôm nay:
716
Tuần này:
2909
Tháng này:
14627
Năm 2024:
41531

Tin tức trong tháng:5
Tin tức trong năm 2024:10