Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Cam thảo dây

Tên khoa học: Abrus precatorius L.

Tên đồng nghĩa: Cườm thảo đỏ, Dây chi chi

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thực vật

Chi: Abrus (tên khoa học là Abrus)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Nguy cấp (EN)

Công dụng: Đau đầu, nhức mắt, rắn cắn

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây leo với cành nhánh nhiều và mảnh.

kép lông chim chẵn gồm 9-11 cặp lá chét thuôn, tù, màu lục sẫm; cuống lá chét và cuống lá kép đều có đốt.

Hoa nhiều, nhỏ, màu hồng hay tím nhạt, có tràng hoa dạng bướm, xếp thành chùy ở nách lá. Mùa hoa quả tháng 3-6 trở đi đến tháng 9-10.  

Hạt hình trứng, nhẵn bóng, to bằng hạt đậu gạo, màu đỏ chói, có một đốm đen rộng bao quanh tễ.

Bộ phận dùng: Hạt, rễ, dây và lá

Phân bố, sinh thái: Loài cây liên nhiệt đới, mọc hoang trong các rừng còi, rừng thưa và được trồng. Dây lá thu hái quanh năm, quấn lại thành bó rồi phơi khô. Thu hái rễ vào mùa xuân-hè; thu hoạch quả vào mùa thu rồi phơi khô, đập lấy hạt. Có xuất hiện trên vùng núi của tỉnh An Giang.

Tính chất, tác dụng: Dây lá, rễ Cam thảo dây có vị ngọt tương tự glyxyrizin có trong rễ cam thảo bắc, nhưng vị khó chịu và đắng. Chúng đều có vị ngọt tính bình có tác dụng tiêu viêm lợi tiểu. Hạt chứa nhiều protein, trong đó có một chất độc là Abrin, khi vào cơ thể sẽ tạo ra một kháng thể, gây vón hồng cầu dễ dàng, làm phù tẩy kết mạc và gây hại tới giác mạc một cách vĩnh viễn. Hạt được xem như vị đắng, rất độc, dùng ngoài để sát trùng, tiêu viêm, làm vỡ mủ.

Công dụng: Lá thường dùng chữa viêm phế quản, còn dùng ngoài chữa rắn độc cắn. Rễ và dây dùng chữa viêm họng và bệnh viêm gan. Hạt dùng chữa nhiễm khuẩn nấm da, ghẻ ngứa, viêm mủ da, eczema.

Cách dùng: Rễ, dây và lá dùng sắc uống ngày 8-16g, thường phối hợp với các vị thuốc khác. Lá thường dùng tươi, giã lọc lấy nước uống còn bã đắp. Để uống trong, có thể phối hợp với các lá khác làm trà uống chữa viêm phế quản. Để chữa đánh trống ngực, có thể dùng lá nhai với muối và nuốt nước. Hạt thường dùng với lượng vừa đủ, giã nát, nghiền thành bột trộn với dầu mè bôi và đắp.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Hiếm gặp trong thiên nhiên, chỉ có trong một số vườn cây thuốc của hộ gia đình. Khuyến khích gây trồng sử dụng và bảo tồn gen.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn.

Nguồn: Cây thuốc An Giang, Võ Văn Chi, UBKH-KT, 1991, tr86.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2
Ảnh nhận dạng 3
Ảnh nhận dạng 4

Bản đồ vị trí

Bản đồ nhận dạng 1
Vĩ độ: 10.500893
Kinh độ: 104.897032
Bản đồ nhận dạng 2
Vĩ độ: 10.599660
Kinh độ: 104.965847

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
10
Hôm nay:
365
Tuần này:
2558
Tháng này:
14276
Năm 2024:
41180

Tin tức trong tháng:5
Tin tức trong năm 2024:10