Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Cầy

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thực vật

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Tên thường gọi: Kơ nia, cốc, cầy
Tên khoa học: Irvingia malayana Oliv. ex Benn. 1875
Họ: Kơ nia Irvingiaceae
Mô tả dạng cây:
Cây gỗ lớn, thường xanh, cao 15 - 30m hay hơn đường kính 40 - 60cm hay hơn, gốc thường có khía, bạnh vè. Vỏ thân màu nâu hồng hay xám hồng, bong thành mảng rất nhỏ, thịt vỏ dày 6cm, có sạn màu vàng. Cành con màu nâu, nhiều bì khổng. Tán cây hình trứng,rậm rạp, màu xanh thẫm. Lá đơn, mọc chụm ở đầu cành, mặt trên màu xanh, bóng , mặt dưới màu xanh nhạt; phiến lá hình trái xoan, dài 9 - 11cm, rộng 4 - 5cm, gân bên 10 - 11 đôi, khi non lá có màu tím nhạt; cuống lá dài 1 - 1,2cm. Lá kèm hình dùi, dài 2 - 3,5cm. Cụm hoa chùm, mọc ở nách lá Hoa nhỏ, màu trắng, cánh 4 - 5. Nhị 10. Có triền bao xung quanh nhụy; bầu 2 ô. Quả hình trái xoan, dài 3 - 4cm, rộng 2,5 - 2,7cm, khi chín màu vàng nhạt; 1 hạt. Mùa hoa tháng 5 - 6, mùa quả tháng 9 - 11. Tái sinh bằng chồi và hạt.
Nơi sống và sinh thái:
Mọc trong rừng mưa nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm hay rừng cây nửa rụng lá, ít gặp trong rừng thưa. Khi nhỏ cây ưa bóng và chỉ tái sinh dưới tán rừng. Có khả năng chiu hạn. Không bị chết do chất độc hóa học thời kỳ chiến tranh chống Mỹ.
Phân bố:
Việt Nam: Từ Quàng Nam - Đà Nẵng đến Nam Bộ. Tập trung nhiều ở Tây Nguyên. Còn có ở Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo) , Kiên Giang (đảo Phú Quốc và cho đến đảo Thổ Chu).
Thế giới: Lào. Campuchia Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia.
Giá trị sử dụng:
Gỗ màu vàng nhạt, gỗ rất cứng, cây to nhưng hay bị thối ruột và dễ bị mối mọt, nên ít được sử dụng trong xây dựng. Nhân dân địa phương dùng gỗ làm cối hay chày, hoặc đốt than hầm . (Quả chín có vị ngọt, ăn được và nhân hạt cũng ăn được). Hạt cho dầu màu trắng hay vàng, mùi dễ chịu, dùng làm xà phòng. dầu thắp đèn. Vỏ thân dùng làm thuốc cho phụ nữ mới sinh.
Tình trạng:
Sẽ nguy cấp. Mặc dù số lượng cá thể không ít, nhu cầu sử dụng không nhiều, nhưng vẫn bị khai thác chặt phá. đặc biệt để đốt than hầm, làm giảm trữ lượng.
Đề nghị biện pháp bảo vệ:
Khai thác có kế hoạch để bảo vệ một số lượng cây cần thiết đảm bảo sự tái sinh tự nhiên.
Th.S Bành Lê Quốc An
Tài liệu tham khảo: Sách đỏ Việt Nam năm 2000 - trang 164.
Nguồn: Phùng Mỹ Trung

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
12
Hôm nay:
31
Tuần này:
3727
Tháng này:
16079
Năm 2024:
59675

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17