Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Giáng hương trái to

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thực vật

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

                          Tên thường gọi: cây Hương, san (E-dốt- Đắc lắc)
                          Tên khoa học: Pterocarpus macrocarpus
                          Họ: Đậu Fabaceae
                          Gỗ nhóm I

Mô tả dạng cây:
Cây gỗ to có tán lá hình ô, rụng lá, cao 25 - 35m, đường kính thân 0,7 - 0,9m hay hơn nữa. Gốc có bạnh vè, thân thẳng, vỏ màu xám, bong những vảy lớn không đều hay hơi nứt dọc, có nhựa mủ đặc màu đỏ tươi chảy ra khi bị chém. Cành non mảnh, có lông, cành già nhẵn, lá kép lông chim lẻ một lần, dài 15 - 25cm; mang 9 - 11 lá chét hình bầu dục thuôn hay hình trứng - thuôn, dài 4 - 11cm, rộng 2 - 5cm, gốc tròn hoặc tù, đầu có mũi nhọn cứng, hơi có lông.
Cụm hoa hình chùy ở nách lá, phủ lông màu nâu, dài 5 - 9cm. Hoa màu vàng nghệ, có cuống dài và nhiều lông, mùi rất thơm. Quả tròn, đường kính 5 - 8cm, dẹt, có mũi cong về phía cuống, màu vàng nâu, giữa có 1 hạt, xung quanh có cánh rộng và có lông mịn như nhung.
Sinh học:
Mặc dù lượng quả sinh ra hàng năm lớn, nhưng loài tái sinh kém, có thể do lửa rừng- khả năng tái sinh bằng chồi rất mạnh. Cây tăng trưởng về chiều cao mạnh nhất lúc 16 - 20 năm tuổi, sau đó giảm dần, tăng trưỏng về đường kính cũng mạnh từ độ tuổi 20.
Nơi sống và sinh thái:
Mọc ở độ cao dưới 700 - 800m, chủ yếu trong rừng rậm nhiệt đới nửa rụng lá, ít khi thường xanh mưa mùa hay ở ranh giới với rừng rụng lá cây họ Dầu (Diperocapaceae). Thường mọc hỗn giao với một số loài cây lá rộng khác như gõ đỏ (Afzelia xylocalpa), Muồng đen (Cassia siamea) Bằng lăng (Lagerstromia sp), Bình linh (Vitex sp), Dầu trai (Dipterocarpus itricatus), Cà doong (Shoea roxburghii), Chiêu liêu (Terminalia sp.).. Cây ưa đất thoát nước, có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, phong hóa từ các đá trầm tích và macma axit, có khi cả trên đất đỏ bazan.
Mô tả dạng gỗ:
Gỗ chắc, có mùi thơm dịu, màu nâu đỏ, giác màu nâu nhạt, thớ mịn, nặng không bị mối mọt. Tỷ trọng 0,843 – 0,845 (15% nước) lực kéo ngang thớ 27 kg/cm2; nén dọc thớ 655 kg/cm2; oằn 1,575 kg/cm2.
Phân vùng sinh thái:
Việt Nam: Kontum (Sa Thầy), Gia Lai (Chư Prông, Mang Yang, An Khê), Đắc Lắc (Đắc Min, Ea Súp ), Phú Yên (Sơn Hòa, Sông Bé Phước Long, Đức Phong), Đồng Nai (Tân Phú), Tây Ninh (Tân Biên ).
Thế giới: Lào, Campuchia.
Giá trị:
Gỗ đẹp, lại có mùi hơi thơm nên thuộc loại gỗ quí ngoại hạng. Gỗ cứng, vân hoa rất đẹp, ít nứt nẻ không bị mối mọt, dùng trong xây dựng và đóng đồ dùng cao cấp như bàn, ghế, tủ, giường... rất được ưa chuộng. Nhựa có thể dùng làm thuốc nhuộm màu đỏ.
Tình trạng:
Biết không chính xác. Do gỗ đẹp và quí nên bị khai thác rất mạnh và môi trường sống cũng bị thu hẹp nhiều. Số lượng cây bị giảm rất nhanh chóng.
Mức độ đe doạ: Bậc V.
Đề nghị biện pháp bảo vệ:
Là đối tựơng bảo vệ của các khu rừng cấm Mom Rây, Chư Đôn.. Cần gấp rút đưa vào trồng.
Th.S Bành Lê Quốc An
Tài liệu tham khảo: 1. Sách đỏ Việt Nam - trang 223, 2. Cây gỗ trong kinh doanh, nhà xuất bản Nông nghiệp, năm 1990. Trần Hợp – Nguyễn Hồng Đảng, trang 8.
Nguồn: internet

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
19
Hôm nay:
1356
Tuần này:
3596
Tháng này:
15948
Năm 2024:
59544

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17