Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Móng Bò

Tên khoa học: Bauhinia variegata L.

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thực vật

Chi: Bauhinia L (tên khoa học là Bauhinia L)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Tên gọi khác: Móng bò sọc

Tên khoa học: Bauhinia variegata L.

Họ: Vang (Caesalpiniaceae)

Cây gỗ thuộc nhóm   VI


Mô tả nhận dạng cây.

Cây gỗ lớn cao 6-15m, Thân thẳng, phân cành  sớm, cành mềm.

Lá đơn giả hình móng bò dài 5-10cm rộng 8-10cm do lá kép ba lá chét biến đổi mà thành, hai lá bên dính lại, lá ở đỉnh biến thành kim nhỏ ở đỉnh lá. Lá hình trứng, đầu lá lõm có gai ở đỉnh, đuôi lá hình tim. Mặt sau lá có lông mềm màu xám nâu.Cuống lá dài bằng phiến lá.

Hoa tự chùm mọc ở kẽ lá gần đầu cành, hoa tự dài 20-30cm, hoa lưỡng tính khá to. Cánh tràng 5 màu trắng hồng có sọc đỏ, hay màu hồng có sọc tím.

Quả đậu thuôn hẹp hơi cong, nhẵn dài 15-30cm, hạt 9-10cm.

Hoa ra rải rác, mùa hoa chính tháng 4 - 5 quả chín rải rác.

Móng Bò Tím là cây có tốc độ sinh trưởng nhanh. Cây ưa sáng, phát triển tốt trên đất giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt, thích nghi với khí hậu nước ta. Cây Móng Bò dễ trồng, dễ chăm sóc, không cần phải cắt tỉa thường xuyên. Cây ra hoa hầu như là quanh năm, sau khi hoa tàn thì sức sống của cây hơi giảm sút, do đó cần cung cấp thêm chất dinh dưỡng và tưới nước đầy đủ để cây lấy lại sức và ra đơt hoa tiếp theo.

Móng Bò Tím được nhân giống bằng hạt tại vườn ươm. Cây con có sức sống khá mạnh, phát triển nhanh.

Một trong những loài cây trong hệ thống cây xanh đô thị được nhiều người chú ý do có hình thái lá lạ mắt, lại vừa cho hoa đẹp, đó là cây móng bò. Do lá của loài cây phân làm 2 thùy, trông giống móng chân bò nên ai đó đã dùng cái tên tượng hình “cây móng bò” giúp chúng ta dễ nhận dạng. Với cách nhìn nhận này, cây móng bò cũng có tên tiếng Anh là Camel’s foot (bàn chân lạc đà).

Thật ra, để phân biệt hai loài Móng Bò Tím và Móng Bò Sọc là không khó, nhưng cũng không đơn giản. Nếu chúng ta chỉ nhìn một cách tổng quát về dạng lá và màu sắc hoa thì nhầm lẫn là chuyện khó tránh khỏi. Để có thể phân biệt hai loài này, chúng ta cần chú ý:

  1. Xét về hình thái lá, trong khi Móng Bò Tím chỉ có 9 – 11 gân bên thì Móng Bò Sọc có đến 11 – 13 gân bên. Cuống lá Móng Bò Tím dài đến 4,0 cm, trong khi của Móng Bò Sọc chỉ đạt 2,5 cm.
  2. Xét về hoa thì Móng Bò Tím chỉ có 3 – 4 nhị (vì vậy còn có tên khoa học Bauhinia triandra), trong khi đó Móng Bò Sọc có đến 5 – 6 nhị. Màu hoa Móng Bò Tím ít thay đổi, chủ yếu là màu tím và tím phớt hồng, trong khi đó màu hoa Móng Bò Sọc biến động từ trắng, trắng hồng, hồng tím, tím… và cánh hoa thường xuất hiện những đường sọc rất rõ nét. Do biến màu như thế nên trong tên khoa học của loài cây Móng Bò Sọc có từ “variegata“.

Móng Bò Tím cũng giống với cây Móng Bò Sọc đều là cây bóng mát, tạo cảnh quan đẹp. Cây thường được trồng bồn, trồng thành hàng dọc lối đi trong các công viên, trên các con đường hay khu dân cư, khu đô thị hay trồng trong vườn hoa, tiểu cảnh sân vườn,…nhằm mục đích vừa tạo bóng mát, vừa làm đẹp, tăng mảng xanh và điều hoa không khí.

Công dụng.

Được sử dụng trong xây dựng, làm nhà, đóng đồ dùng thông thường trong gia đình, Quả và lá ăn được. Rễ, vỏ làm thuốc.


Bành Thanh Hùng.

Tài liệu tham khảo:
- Cây gỗ trong kinh doanh, Hội Khoa học kỹ thuật Lâm nghiêp Thành phố Hồ Chí Minh, xuất bản Nông nghiêp, năm 1990.
- Cây gỗ rừng Việt Nam, Viên điều tra quy hoạch rừng, Bộ lâm nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội - 1986.
- Giáo trình trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh, khoa Lâm nghiệp, KS. Nguyễn Thượng Hiền, năm 1995.

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
14
Hôm nay:
528
Tuần này:
2400
Tháng này:
9008
Năm 2024:
52604

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17