Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Mạy reng

Tên khoa học: Arundinaria sp

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Hạt kín (tên khoa học là Angiospermae)

Bộ: Hòa Thảo (tên khoa học là Poales)

Họ: Hoà thảo (Tre trúc) (tên khoa học là Poaceae 2)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Đặc điểm hình thái:

Mạy reng là loài tre mọc tản, thân cây cao 4 – 5 m, thẳng đứng, đường kính thân 1,8 – 2,2 cm, vách thân dày 0,4 cm, lóng dài 32 – 39 cm, thân non phủ lớp phấn trắng thưa.

Thân mầu xanh thẫm, nhẵn bóng; thân non màu tím, có phủ một lớp phấn trắng thưa, thân già màu xanh thẫm; trong thân có các vách trắng xếp sát nhau (tương tự như mạy pặt và mạy chả).

Cành phát triển từ nửa trên của thân cây; phía dưới có 1 – 2 cành, phía trên có 3 cành. Cành non có màu tím.

Bẹ mo màu tím đỏ, phủ lông thưa cứng, dài 11 cm, rộng 6 cm, mép mo thân phủ lông cứng, đáy dưới có lông dày màu nâu đen. Đáy dưới rộng 11 – 12 cm đến 18 – 20 cm, đáy trên 0,3 – 0,4 cm.

Phiến mo phủ lông thưa, rộng 0,3 cm và cao 1 – 2 cm.

Tai mo rất thấp, có lông tua uốn hình sừng trâu. Lưỡi mo gần tròn, dài 0,5 cm, có lông thưa.

Đặc điểm sinh học:

Phiến lá hình dải, dài 13 – 14 tới 18 - 20 cm, rộng 1 – 1,7 cm, mầu xanh, đầu nhọn, gốc nhọn, 4 - 7 đôi gân lá. Lưỡi lá cao 0,1 – 0,2 cm. Bẹ lá màu vàng xanh. Cuống lá dài 0,3 – 0,6 cm. Tai lá thấp có lông dài đến 0,2 cm.

Đã thu được hoa của loài tre này vào năm 2004 ở Chiêm Hoá, Tuyên Quang và đây là cơ sở để định danh loài trong tương lai.

Măng Mạy reng đắng, mùa ra măng tháng 3 – 8. Thân cây được dùng làm cần câu, hàng rào.

Phân bố địa lý:

Mạy reng mọc rải rác trong vùng rừng bị thoái hoá ở các tỉnh Tuyên Quang (Chiêm Hoá), Quảng Ninh (Yên Tử, Miếu Trắng), Bắc Giang (Sơn Động). Tại Yên Tử, người ta gọi chung các loài mọc tản (trong đó có Mạy reng) là Trúc, còn ở Sơn Động, người địa phương gọi Mạy reng là Tre đắng hoặc bần, song khi kiểm tra cấu tạo, hình thái và đặc biệt là thấy tồn tại các vách ngăn giống nhau, nên chúng đều là Mạy reng.

Tình trạng Bảo tồn tại An Giang:

Chưa có thông tin xác nhận là có phân bố tự nhiên trong tỉnh. Cung cấp thêm thông tin.

Th. Sỹ. Bành Lê Quốc An
Sưu tầm và biên soạn từ nguồn:  Nguyễn Hoàng Nghĩa (2005), Tre trúc Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
21
Hôm nay:
713
Tuần này:
2953
Tháng này:
15305
Năm 2024:
58901

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17