Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Mạy sang

Tên khoa học: Dendrocalamus membranaceus Munro

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Hạt kín (tên khoa học là Angiospermae)

Bộ: Hòa Thảo (tên khoa học là Poales)

Họ: Hoà thảo (Tre trúc) (tên khoa học là Poaceae 2)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Tên đồng nghĩa:  Dendrocalamus sericeus Munro 

Đặc Điểm hình thái:

Mạy sang là loài tre mọc cụm thưa cây, không gai, lá nhỏ, thân khí sinh đứng thẳng.

Thân Mạy sang cao 10 – 12 m, đường kính thân đạt 6 – 7 cm, lóng dài 30 – 35 cm, vách thân dầy 1,1 – 1,3 cm. Thân cây không to và thẳng bằng Luồng. Đốt và phần thân sát đốt hơi phình to; vòng mo rõ. Mỗi đốt có một cành to và một số cành nhỏ.

Bẹ mo hình chuông cao, đáy dưới rộng 20 cm, đáy trên rộng 5 cm, hơi lõm, cao 40 cm. Mặt trong bẹ mo nhẵn, mặt ngoài có nhiều lông hung đen. Lá mo dài, có nhiều lông mịn.

Tai mo nhỏ, có lông dài. Thìa lìa xẻ, cao 1 cm. Giữa lá mo và thìa lìa có nhiều lông nâu đen dài.

Đặc điềm sinh học:

Lá dạng hình nêm, đầu nhọn, đáy tròn hay tù. Phiến lá hình ngọn giáo. Phiến lá dài 15 – 16 cm, rộng 1,5 cm. Gân lá 4 đôi. Tai lá ngắn, mang từ 10 – 12 lông màu trắng, dài 0,6 cm. Cuống lá dài 0,15 cm, rộng 0,1 cm.

Mạy sang ra hoa vào các năm 1973, 1992 và 1994 ở đông bắc ấn Độ. Tỷ lệ nảy mầm của hạt đạt khoảng 38%.

Mạy sang mọc tập trung thành khóm và hình thành các quần thụ hàng trăm ha. Chúng mọc thuần loại hoặc hỗn giao với cây gỗ. Trong thập niên 1960, rừng Mạy sang đã ra hoa kết hạt rồi chết hàng loạt (khuy) và cũng được tái sinh tự nhiên bằng hạt ngay sau thời gian đó.

Phân bố địa lý:

Mạy sang thường gặp trong rừng tự nhiên ở vùng Tây Bắc, có nhiều ở Sơn La. Mạy sang cũng được trồng bằng hạt hoặc cây con lấy từ rừng tự nhiên. Địa hình phù hợp là vùng đồi núi, trên độ cao 200 đến 800 m so với mực nước biển.

Giá trị:

Mạy sang là loài tre to, dùng làm vật liệu xây dựng, đồ dùng gia đình, làm nguyên liệu sản xuất giấy sợi và chế biến hàng xuất khẩu. Măng ăn ngon.

Tình trạng Bảo tồn tại An Giang:

Chưa có thông tin xác nhận là có phân bố tự nhiên trong tỉnh. Cung cấp thêm thông tin.

 

Th. Sỹ. Bành Lê Quốc An
Sưu tầm và biên soạn từ nguồn:  Nguyễn Hoàng Nghĩa (2005), Tre trúc Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
19
Hôm nay:
1098
Tuần này:
3291
Tháng này:
15009
Năm 2024:
41913

Tin tức trong tháng:5
Tin tức trong năm 2024:10