Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Tre đắng yên tử

Tên khoa học: Arundinaria sp

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Hạt kín (tên khoa học là Angiospermae)

Bộ: Hòa Thảo (tên khoa học là Poales)

Họ: Hoà thảo (Tre trúc) (tên khoa học là Poaceae 2)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Đặc điểm hình thái:

Tre đắng Yên Tử là loài tre mọc tản, thân cây cao 4 – 5 m, đứng thẳng, đường kính thân 0,7 – 1 cm, có khi cây to hơn, vách thân dày 0,2 cm, lóng dài 23 – 25 cm.

Thân cây mầu xanh vàng. Đốt thân thường to hơn thân, đường kính đốt 1,6 – 1,8 cm. Cành phát triển từ nửa trên của cây; các đốt thường có 3 cành.

Bẹ mo mặt ngoài có lông thưa đứng có màu tím. Đáy dưới rộng 5,5 – 7,0 cm, cao 9,5 – 20,5 cm. Đáy trên rộng 0,2 – 0,3 cm.

Phiến mo rộng 0,2 – 0,3 cm, cao 2 – 2,5 cm. Tai mo thấp, có lông dài 0,9 cm; có 8 – 9 lông trên mỗi tai mo. Lưỡi mo thấp, có dạng răng cưa.

Đặc điểm sinh học:

Lá hình dải. Phiến lá dài 14 – 16,5 cm, rộng 1,4 – 1,6 cm, gốc nhọn, 4 – 5 đôi gân lá. Bẹ lá không lông. Tai lá thấp, có lông mềm dày, cao đến 1 cm. Cuống lá rộng 0,2 cm, cao 0,4 cm. Khác với Trúc Yên Tử, đây là loài tre có phiến lá nhỏ hơn.

Tre đắng Yên Tử ra măng vào vụ xuân và được thu hái nhiều để bán cho khách thập phương đi vãn cảnh Yên Tử. Măng nhỏ và dài như chiếc đũa và có màu tím hồng.

Phân bố địa lý:

Tre đắng Yên Tử mọc rải rác trong vùng rừng bị thoái hoá, cùng với Mạy reng ở dưới chân và lưng chừng núi Yên Tử (Quảng Ninh), phía trên có Trúc Yên Tử với đặc trưng là phiến lá to hơn

Tình trạng Bảo tồn tại An Giang:

Không phân bố.

 

 

Th. Sỹ. Bành Lê Quốc An
Sưu tầm và biên soạn từ nguồn:  Nguyễn Hoàng Nghĩa (2005), Tre trúc Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
9
Hôm nay:
211
Tuần này:
2451
Tháng này:
14803
Năm 2024:
58399

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17