Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Dùng phấn

Tên khoa học: Bambusa (Lingnania) chungii McClure

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Hạt kín (tên khoa học là Angiospermae)

Bộ: Hòa Thảo (tên khoa học là Poales)

Họ: Hoà thảo (Tre trúc) (tên khoa học là Poaceae 2)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Đặc điểm hình thái:

Cây cao 10 - 18 m, đường kính 6 – 7 cm. Toàn thân có phấn trắng dày che phủ làm bụi dùng phấn nổi bật. Lóng dài 45 – 50 cm, có khi hơn (tới 80 cm), vách thân mỏng (0,4 cm). Vòng mo khi non có lớp lông màu nâu quay đầu xuống, về sau nhẵn. Khác với một số loài tre khác là dùng phấn mỗi đốt thân mang nhiều cành, tức là có nhiều cành nhỏ phát triển từ một gốc giống như nứa.

Mo cứng, màu vàng nhạt, khi rụng để lại dấu vết ở vòng mo. Mặt ngoài mo thân có lông đen dày, đáy dưới bẹ mo rộng 23 – 26 cm, cao 27 – 30 cm, đáy trên rộng 5,5 – 6,5 cm, hai đầu nhô cao.

Phiến mo màu vàng nhạt, hình trứng, rộng 2,5 – 3,5 cm, cao 9 – 12 cm, mép cuộn, mặt trong có lông ở gốc. Thìa lìa thường không xẻ răng, trên mép có hàng lông. Tai mo ít phát triển, có dạng lượn sóng, cao 0,2 – 0,3 cm, dài 2 – 2,5 cm, trên mép có một hàng lông thô cứng cao 1,2 cm. Mặt trong tai mo lông dày mềm, đứng. Lưỡi mo cao 0,1 cm.

Tên đồng nghĩa:  Lingnania chungii (McClure) McClure

Đặc điểm sinh học:

Dùng phấn là loài tre mọc cụm và tạo thành bụi thưa. Lá non hình nêm, lá già hình dạng dải. Mặt trên lá phần trên có lông. Phiến lá đầu nhọn, đuôi tròn hay gần tròn, dài 18 – 20 cm, rộng 1,8 – 2 cm, hơi dày. Gân lá 5 – 6 đôi. Lưỡi lá 0,1 cm. Bẹ lá không lông. Tai lá thấp có lông cứng thưa, 5 – 6 chiếc, dài 1,5 cm.

Ra măng mùa thu. Măng ăn được. Loài đã được GS. Xia và GS. Li nhất trí định danh và ghép vào chi này.

Phân bố địa lý:

Phân bố ở vùng Đông Bắc Việt Nam và nam Trung Quốc. Được trồng khá phổ biến ở vùng Đông Bắc như Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh.

Giá Trị:

Thân nhiều sợi dai, dùng để làm lạt buộc, dây thừng, đan lát. Dáng cây thẳng đẹp, thân có phấn trắng, có thể trồng làm cảnh.

Tình trạng Bảo tồn tại An Giang:

Chưa có thông tin xác nhận là có phân bố tự nhiên trong tỉnh.

 

 

 

Bành Thanh Hùng
Sưu tầm và biên soạn từ nguồn:  Nguyễn Hoàng Nghĩa (2005), Tre trúc Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
6
Hôm nay:
43
Tuần này:
3965
Tháng này:
10573
Năm 2024:
54169

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17