Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Cỏ cứt lợn, Cây hoa ngũ vị, Cây bù xít, Thắng hồng kế, Cỏ hôi, Cỏ thúi địch, Cây hoa ngũ sắc, Cỏ cứt heo, Cây cứt lợn, Cây cứt heo.

Tên khoa học: Agratum conyzoides L..

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Lớp: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Bộ: Cúc (tên khoa học là Asterales)

Họ: Cúc (tên khoa học là Asteraceae)

Chi: Ageratum (tên khoa học là Ageratum)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Trị sổ mũi, chảy máu, mụn nhọt

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tà: Cây thảo mọc hàng năm, cao chừng 25-50cm. Lá mọc đối hình trứng, mép có răng cưa tròn. Toàn thân và lá đều có lông. Hoa nhỏ, màu tím xanh hay trắng, xếp thành đầu, các đầu này lại tập hợp thành ngù. Quả bế có 3 sống dọc, màu den. Cây vò ra có mùi hôi gây nôn.

Bộ phận dùng: Phần cây trên mặt đất.

Phân bố sinh thái: Cây của nhiệt đới châu Mỹ, phát tán tự nhiên vào nước ta, mọc hoang dại khắp nơi. Thu hái toàn cây bỏ rễ, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô, nhưng thường hay dùng tươi.

Tính chất và tác dụng: Thành phần hoạt chất chưa rõ. Chỉ mói biết trong cây có tinh dầu, nghi là có cumarin. Trong hoa có tinh dầu, ancaloit và saponin; thành phần chủ yếu của tinh dầu là cadinen, caryophyllen, geratocromen và dometoxygerato - cromen và một số thành phần khác. Tinh dầu này hơi sánh đặc, màu vàng nhạt dến vàng nghệ, mùi thơm dễ chịu. Cỏ cứt lợn có vị hơi dắng, mát, có tác dụng hạ sốt, chống dộc, chống sưng và cầm máu.

Công dụng: Thường được chỉ định dùng làm thuốc chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong các trường hợp

1. Sổ mũi, viêm xoang mũi, dị ứng cấp và mãn;

2. Chảy máu ngoài do chấn thương, bị thương sưng dau;

3. Mụn nhọt, ngứa lở, eczema.

Cách dùng: Có thể dùng tươi giã nát, vắt lấy nước uống, lấy bông tẩm ít nước cốt nhét vào lỗ mũi bên đau chữa viêm xoang mũi dị ứng, hoặc nhỏ vào tai chữa viêm tai giữa. Cũng dùng cây tươi giã đắp vết thương chảy máu, mụn nhọt, eczema, hoặc nấu nước tắm chữa ghẻ, chốc đầu của trẻ em. Có thể dùng cây khô sắc nước uống với liều 15-30g. Người ta còn dùng cỏ cứt lợn chữa rong huyết sau khi sinh đẻ, dùng phối hợp với bồ kết sắc nước gội đầu cho thơm và sạch gầu, trơn tóc.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Loài phổ biến. Không đánh giá.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.135.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
12
Hôm nay:
510
Tuần này:
3316
Tháng này:
9924
Năm 2024:
53520

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17