Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Bướm hoa xanh

Tên khoa học: Doson (Felder)

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Bướm

Bộ: Cánh vẫy (tên khoa học là Lepidoptera)

Họ: Bướm phượng (tên khoa học là Papilionidae)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Nguồn:http://www.vncreatures.net

 

Mô tả:

Mặt trên con đực: Nếu nhìn từ đuôi cánh trước thì thấy 3 dãy dọc các đốm màu xanh lục - da trời, trong đó từ mép ngoài cánh vào có một dãy đốm dạng vuông - tròn nhỏ chạy dọc theo mép ngoài cánh gồm 9 đốm, dãy thứ hai gồm 8 đốm to nhỏ khác nhau xếp dọc từ mép lưng cánh đến mép bụng cánh. Với các đốm to dần về phía bụng cánh, dãy thứ 3 là dãy chạy dọc theo lưng cánh đến gốc cánh gồm 1 đốm dạng dấu chấm ở ngay đầu hàng tiếp theo là 4 đốm dạng dấu phẩy và cuối cùng là 1 dấu chấm phẩy nằm ở vùng gốc cánh nhưng gần với chấm to cuối cùng của dãy thứ hai. Mặt trên cánh sau cũng có những đốm sáng xanh lá cây nhạt như chạy tiếp tục từ cánh trước qua lưng cánh đến vùng trung tâm và tới tận sát mép trong của cuối cánh. Cánh sau còn có một dãy gồm 6 đốm sáng xanh nhạt chạy dọc gần mép ngoài của cánh.

Bướm đực và bướm cái giống nhau.

Sải cánh : 70-80mm.

Sinh thái:

Rất phổ biến, cả trong rừng lẫn thành thị. Thường gặp với số lượng lớn ven suối, vùng nước trong rừng. Sâu của giống Graphium ăn lá các loại cây thuộc họ Na (Annonaceae). Sâu non màu nâu, sâu lớn màu xanh. Nhộng ngụy trang dạng lá cây. Loài này gặp ở thảm thực vật thứ sinh, chủ yếu ở khu vực gần rừng. Chúng có mặt quanh năm, nhưng có số lượng lớn nhiều hơn vào mùa xuân hè khi có nhiều cá thể tập trung ở mặt đất ẩm ướt cạnh các dòng suối và bờ sông. Sâu non ăn lá những loài cây thuộc họ Na, họ Mộc lan.Có một số loài bướm tương tự nhưng hiếm hơn Graphium eurypylus, G.evemon.

Phân bố:

Tương tự như G.sarpedon.

Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ, bảo tồn:

Cũng như loài G.sarpedon, loài này tuy phổ biến nhưng có màu sắc đẹp, mượt mà và rất thu hút sự quan tâm của các nhà sưu tầm, yêu thiên nhiên nên đã thu bắt chúng quá mức, dễ dẫn tới giảm thiểu số lượng cá thể của chúng một cách nhanh chóng. Có thể nhân nuôi chúng ở các trang trại hoặc công viên, nơi vui chơi giải trí, chúng không phải là đối tượng dịch hại.

 

Bành Thanh Hùng
Sưu tầm và tổng hợp nguồn Tài liệu dẫn: Đặng Thị Đáp (2008), “ Hướng dẫn tìm hiểu về các loài bướm Vườn Quốc Gia Tam Đảo và giá trị bảo tồn của chúng”.

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
20
Hôm nay:
501
Tuần này:
1942
Tháng này:
13660
Năm 2024:
40564

Tin tức trong tháng:5
Tin tức trong năm 2024:10