Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Nứa lá to

Tên khoa học: Schizostachyum funghomii McClure

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Hạt kín (tên khoa học là Angiospermae)

Bộ: Hòa Thảo (tên khoa học là Poales)

Họ: Hoà thảo (Tre trúc) (tên khoa học là Poaceae 2)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Tên đồng nghĩa:  Neohouzeaua dulloa (Gamble) A. Camus
  

Đặc điểm hình thái:

Là loài mọc cụm thưa. Thân cây cao 12-15 m, thẳng hoặc dựa vào các cây xung quanh, thân mảnh, đường kính đạt tới 10 cm, vách mỏng 0,5-0,6 cm.

Lóng dài 40-60 cm, có khi dài tới 90 cm, đốt hơi phình to hơn lóng. Có vô số cành trên mỗi đốt thân. Dưới vòng mo có vòng phấn trắng cao 1,5 cm.

Mo thân ngoài có lông màu trắng mịn. Mép mo ở nửa trên có lông cao 0,1 cm, dày. Bẹ mo có đáy dưới rộng 32-34 cm, cao 22-24 cm, đáy trên rộng 7-8 cm.

Phiến mo hình mác hẹp, nhọn đầu, rộng 2,2-2,4 cm, cao 7,5-9 cm, phía trong có lông mịn, đáy có lông dài đứng.

Tai mo thấp, cao 0,2 cm, lông thưa dài 1 cm. Lưỡi mo cao 0,2 cm, có lông cứng dày cao tới 0,4 cm.

Đặc điểm sinh học:

Phiến lá dài 30-37 cm và rộng 6-7 cm. Gốc lá nhọn, hơi lệch. Gân lá 16 đôi. Mặt dưới lá phủ lông mịn. Cuống lá dài 0,7 cm.

Thường mọc hoang trong rừng tự nhiên thường xanh ở độ cao 100-700 m so với mực nước biển.

Phân bố địa lý:

Có phân bố tự nhiên kéo dài từ Băng-la-đét tới Việt Nam. Ban đầu được mô tả là loài trong chi Teinostachyum Munro, sau chuyển sang chi Neohouzeaua A.Camus còn hiện nay được đề xuất vào chi Schizostachyum Nees.

Là loài cây quan trọng của một số nước vùng Đông Nam á trong đó có Việt Nam. Nứa lá to là loài tre mọc cụm trong rừng tự nhiên, tập trung ở vùng Bắc Trung Bộ và Trung tâm Bắc Bộ.

Giá trị:

Nứa lá to là loài tre to, được sử dụng trong xây dựng làm phên che, lợp mái, làm giàn che trong sản xuất nông nghiệp. Nứa lá to đã được nghiên cứu sản xuất ván ghép thanh làm tường ngăn hoặc ốp tường rất đẹp vì giữ được mầu xanh tự nhiên. Măng Nứa lá to có thể ăn tươi hoặc muối chua.

Tình trạng Bảo tồn tại An Giang:

Chưa có thông tin xác nhận là có phân bố tự nhiên trong tỉnh.

 

 

Th. Sỹ. Bành Lê Quốc An
Sưu tầm và biên soạn từ nguồn:  Nguyễn Hoàng Nghĩa (2005), Tre trúc Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
13
Hôm nay:
961
Tuần này:
4883
Tháng này:
11491
Năm 2024:
55087

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17