Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Mai ống

Tên khoa học: Dendrocalamus yunnannicus Hsueh et D.Z.Li

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Hạt kín (tên khoa học là Angiospermae)

Bộ: Hòa Thảo (tên khoa học là Poales)

Họ: Hoà thảo (Tre trúc) (tên khoa học là Poaceae 2)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Tên đồng nghĩa:  Dendrocalamus giganteus Munro , Sinocalamus giganteus (Munro) Kengf
  
Đặc điểm hình thái:

Mai ống là loài tre mọc cụm thưa cây, thân cây lớn, không gai, lá to, thân khí sinh có ngọn cong rủ. Thân cây cao 15 – 18 m, đường kính thân 10 – 12 cm, lóng dài 40 cm, vách thân dầy 1,5 – 2,3 cm. Thân thẳng tròn đều, nhẵn, nhỏ dần từ gốc lên ngọn. Thân non phủ phấn trắng, màu xanh nhạt. Đối với Mai ống, giữa lóng thân phình to hơn đốt thân, còn với Mai dây, thân và đốt to như nhau.

Có một cành chính to, thô, dài, đùi gà có nhiều rễ và một số cành phụ. Cành phát triển từ nửa trên của thân cây.

Bẹ mo hình chuông, đáy hơi xoè rộng đỉnh hơi lõm, mặt ngoài có ít (1/3 ở hai bên phía đỉnh mo) lông mịn màu hung đen, mặt trong nhẵn. Tai mo nhỏ có lông. Phiến mo hình mũi giáo, quăn, có ngấn, nằm ngang hoặc lật ngửa.

Đặc điểm sinh học:

Phiến lá dài 35 – 39 cm, rộng 7 – 9,5 cm, thuôn dài, đầu vút nhọn, gốc tù, gân lá 10 – 11 đôi. Mặt trên xanh thẫm, mặt dưới xanh nhạt có lông mịn. Tai lá cao 0,1 cm và rộng 0,4 cm, có lông cứng dày dài 0,6 cm. Lưỡi lá cao 0,2 cm. Cuống lá dài 0,4 – 0,5 cm. Với Mai dây thì phiến lá dài hơn (40 – 43 cm), gốc lá hơi nhọn.

Măng ra vào các tháng 5 – 9. Măng Mai ống ngon, cho năng suất cao nên nhiều gia đình trồng với mục đích lấy măng.
Loài đã được hai chuyên gia Trung Quốc (Xia Nianhe và Li Dezhu) xác định tên.

Phân bố địa lý:

Mai ống được trồng nhiều ở các tỉnh vùng Trung Tâm Bắc Bộ và Đông Bắc Bộ. Thường gặp ở vùng đồi thấp, khoảng 100 m so với mực nước biển song có khi cao hơn.

Giá Trị:

Mai ống là loài tre có thân to, thẳng, chắc nên được dùng nhiều trong xây dựng như làm cột nhà, rui mè, làm cột điện, làm nguyên liệu sản xuất giấy. Đồng bào dân tộc ít người thường dùng làm ống đựng nước, ống dẫn nước.

Tình trạng Bảo tồn tại An Giang:

Không phân bố ở An Giang. Giới thiêu thêm thông tin để tham khảo.

Bành Thanh Hùng
Sưu tầm và biên soạn từ nguồn:  Nguyễn Hoàng Nghĩa (2005), Tre trúc Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
23
Hôm nay:
740
Tuần này:
2980
Tháng này:
15332
Năm 2024:
58928

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17