Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Mai xanh

Tên khoa học: Dendrocalamus latiflorus Munro

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Hạt kín (tên khoa học là Angiospermae)

Bộ: Hòa Thảo (tên khoa học là Poales)

Họ: Hoà thảo (Tre trúc) (tên khoa học là Poaceae 2)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Tên đồng nghĩa: Sinocalamus aff latiflorus McClure

Đặc điểm hình thái:

Mai xanh là loài tre mọc cụm thưa cây, không gai, lá lớn, thân khí sinh có ngọn cong. Mai xanh được trồng rộng rãi ở Bắc Bộ (với tên Mai xanh), Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ (với tên Tre tàu); hiện nay được trồng nhiều và trồng tập trung ở một số tỉnh Nam Bộ như Bình Phước, Đồng Nai.

Thân cây cao 13 – 14 m, đường kính 8 – 9 cm, lóng dài 31 – 37 cm, vách thân dày 1 cm. Thân cây thẳng, tròn đều từ gốc lên ngọn. Măng có nhiều phấn trắng, thân non màu xanh thẫm, thân cây già màu xanh vàng, có hoa mốc. Cành chính dài, đùi gà to.

Bẹ mo hình chuông cân đối, mặt trong nhẵn bóng, mặt ngoài có lông hung đen. Bẹ mo và lá mo rụng sớm. Đáy dưới rộng 32 cm, cao 25,5 cm, đáy trên rộng 4 cm. Phiến mo rộng 2,6 cm; cao 3,0 cm. Tai mo rộng 0,3 cm; cao 0,2 cm; mép có phủ lông cao 0,1 cm. Lưỡi mo cao 0,4 cm; xẻ ở giữa sâu 0,25 cm; mép có răng cưa cao 0,15 cm.

Đặc điểm sinh học:

Phiến lá dài 35 – 50 cm, rộng 5 – 10 cm, hình mũi giáo, đầu vút nhọn, gốc tù. Gân lá 12 đôi. Lưỡi lá cao 0,25 cm, mép có răng cưa nhỏ. Bẹ lá phủ lông vàng nhạt, cao 0,2 cm. Cuống lá dài 0,5 cm; rộng 0,5 cm.

Để trồng Tre tàu có thể sử dụng gốc, chét, hom thân và hom cành. Các nghiên cứu ở Phân viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ cho thấy có thể nhân giống và trồng Tre tàu bằng cành chiết.

Phân bố địa lý:

Vùng trồng Tre tàu ở phía Nam có khí hậu nhiệt đới mưa mùa, độ cao dưới 400 m so với mực nước biển. Địa hình đồi núi thấp, đất cát đến cát pha.

Giá Trị:

Tre tàu là loài tre có thân to, được dùng làm các đồ gia dụng và vật liệu xây dựng, đặc biệt phổ biến là để làm nhà. Thân tre có thể dùng làm nguyên liệu sản xuất ván ép, các mặt hàng xuất khẩu như đũa, chiếu.

Lá Tre tàu cũng được thu mua để xuất khẩu.

Đặc biệt là măng Tre tàu được dùng làm thực phẩm, chế biến đóng hộp hoặc làm măng khô. Măng Tre tàu được tiêu thụ ở thị trường trong nước và nước ngoài, một số công ty ở phía Nam đã đầu tư trồng Tre tàu để lấy măng.

Tình trạng Bảo tồn tại An Giang:

Không phân bố ở An Giang. Giới thiêu thêm thông tin để tham khảo.

 

Bành Thanh Hùng
Sưu tầm và biên soạn từ nguồn:  Nguyễn Hoàng Nghĩa (2005), Tre trúc Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
12
Hôm nay:
1274
Tuần này:
5196
Tháng này:
11804
Năm 2024:
55400

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17