Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Mạy lênh lang

Tên khoa học: Ferrocalamus auriculatus sp.nov

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Hạt kín (tên khoa học là Angiospermae)

Bộ: Hòa Thảo (tên khoa học là Poales)

Họ: Hoà thảo (Tre trúc) (tên khoa học là Poaceae 2)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Đặc điểm hình thái:

Mạy lênh lang là loài tre mọc hỗn hợp, thân cao tới 2 – 3,5 m, đường kính 0,8 – 1,2 cm, vách thân dày 0,3 cm, thân non đặc ruột.

Thân của Mạy lênh lang thường cứng. Người địa phương Kuchong (Trung Quốc) đã dùng chúng làm mũi tên khi đi săn bắn. Lóng dài tới 60 – 70 cm. Mỗi đốt thường chỉ có một cành. Đặc điểm nổi bật của loài là trong ruột thân có 10 – 12 sợi hình trụ nhỏ, màu trắng kéo dài dọc theo lóng suốt từ vách ngăn này sang vách ngăn kia.

Bẹ mo có đáy dưới rộng 5,5 – 7 cm, cao 8,5 – 22 cm, mặt ngoài có lông nhỏ đứng, mép non có lông thưa; đáy trên rộng 0,8 – 1,4 cm.

Phiến mo rộng 0,2 – 0,3 cm, cao 2 – 3 cm, hình mũi mác lõm ở đáy. Tai mo đứng, rộng 0,4 cm, cao 0,3 cm, có lông thưa cứng dài 0,4 cm. Lưỡi mo cao 0,1 cm, lông dài 0,1 cm.

Đặc điểm sinh học:

Lá hình nêm, mặt dưới lá có lông mịn. Phiến lá dài 32 – 45 cm, rộng 8 – 10 cm, gốc lá hình nêm rộng, gân lá 10 – 12 đôi. Lưỡi lá cao 0,3 cm, có lông tua. Bẹ lá màu tím, có phủ lông màu nâu đỏ. Tai lá rộng 0,4 cm, cao 0,6 cm, có lông thưa cứng dài đến 1 cm.

Cuống lá dài 0,2 cm.

Măng ăn rất ngon nên được đồng bào địa phương ưa chuộng.

Loài đã được GS. Xia Nianhe xác định là loài mới và đặt tên (Ferrocalamus auriculatus sp.nov.) song chưa được mô tả chi tiết.

Phân bố địa lý:

Được thấy ở vùng phía nam của Vân Nam (Trung Quốc) trên độ cao 900 – 1200 m so với mực nước biển và Tuyên Quang, Yên Bái (Việt Nam).

Hiện mới chỉ thấy ở hai xã của huyện Chiêm Hoá (Tuyên Quang) nơi mà Mạy lênh lang mọc tự nhiên dưới rừng mỡ trồng của Lâm trường và rừng nứa, mạy reng tự nhiên trên độ cao trên 200 m so với mực nước biển.

Tình trạng Bảo tồn tại An Giang:

Chưa có thông tin xác nhận là có phân bố tự nhiên trong tỉnh. Cung cấp thêm thông tin.

 

 


Th. Sỹ. Bành Lê Quốc An
Sưu tầm và biên soạn từ nguồn:  Nguyễn Hoàng Nghĩa (2005), Tre trúc Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
14
Hôm nay:
520
Tuần này:
4442
Tháng này:
11050
Năm 2024:
54646

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17