Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Tre là ngà

Tên khoa học: Bambusa stenostachya Hack.

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Hạt kín (tên khoa học là Angiospermae)

Bộ: Hòa Thảo (tên khoa học là Poales)

Họ: Hoà thảo (Tre trúc) (tên khoa học là Poaceae 2)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Tên đồng nghĩa:  Bambusa blumeana Schult. & Schuct. f. Bambusa arundo Blanco Bambusa pungens Blanco. Bambusa spinosa Blume ex Ness, Bambusa stenostachya Hack. 

Đặc điểm hình thái:

Tre là ngà là loài tre mọc thành cụm dày, có kích thước lớn, rất nhiều gai nhọn, lá nhỏ, thân thẳng có ngọn cong.

Thân cây tre là ngà cao tới 22 m, đường kính thân 11 – 13 cm, lóng dài 20 – 23 cm. Có một cành to và hai cành nhỏ. Cành phát triển ngay từ gốc, mọc ngang, vươn dài cách thân 3 – 4 m, đầy gai nhọn sắc. Thân thẳng, tròn đều, thon dần từ gốc lên ngọn (phần thân sát đất có thể nhỏ hơn đoạn giữa thân). Thân cây non thường xanh bóng, thân cây già xanh mốc. Lóng có vết lõm chỗ mắt cành.

Cành có ngay từ những đốt gần sát đất mà đặc trưng là có rất nhiều tầng gai to, cứng và sắc, rất khó tiếp cận đến thân cây.

Bẹ mo hình thang, đáy lớn rộng 35 cm, đáy bé chỉ rộng 1,5 cm, cao 22 cm. Bẹ mo rụng sớm. Lá mo có hình tam giác, mặt trong nhiều lông đen. Tai mo hình lưỡi hái phát triển và nhẵn, có lông mầu trắng bạc cứng dài.

Đặc điểm sinh học:

Phiến lá dài 17 - 20 cm, rộng 1,4 – 1,6 cm, thuôn dài, đầu vút nhọn, gốc lá hình nêm hoặc nhọn, hơi lệch. Gân lá 6 đôi. Mặt trên xanh thẫm, mặt dưới xanh nhạt và bóng láng. Lưỡi lá ngắn. Cuống lá dài 0,1 cm, rộng 0,15 cm.

Tre là ngà là loài tre mọc cụm, thường có mặt trong rừng tự nhiên, mọc hoang ven đường đi, ven sông suối lớn suốt từ Bắc tới Nam và được trồng rộng rãi ở Nam Bộ. Đôi khi gặp một số cây trong bụi ra hoa.

Mùa măng vào các tháng 5 – 9. Măng to và ăn ngon.

Giá Trị:

Tre là ngà là loài tre to thường được dùng làm vật liệu xây dựng, có thể dùng làm nguyên liệu giấy và chế biến ván ép. Măng to và ăn ngon.


Tình trạng Bảo tồn tại An Giang:

Không xác định.

Th. Sỹ. Bành Lê Quốc An
Sưu tầm và biên soạn từ nguồn:  Nguyễn Hoàng Nghĩa (2005), Tre trúc Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Nguồn ảnh: Nguyễn Hoàng Nghĩa.

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
6
Hôm nay:
40
Tuần này:
2846
Tháng này:
9454
Năm 2024:
53050

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17