Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Vầu đắng Phú Thọ

Tên khoa học: Angustata McClure

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Hạt kín (tên khoa học là Angiospermae)

Bộ: Hòa Thảo (tên khoa học là Poales)

Họ: Hoà thảo (Tre trúc) (tên khoa học là Poaceae 2)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Tên đồng nghĩa:  Indosasa amabilis McClure
  
Đặc điểm hình thái:

Vầu đắng là loài tre mọc tản, thân cây cao 8-10 m, thẳng đứng, đường kính 6-7,5 cm, lóng dài trung bình 40-45 cm. Thân non có nhiều phấn trắng, đốt phù to. Đây là một trong các loài điển hình cho nhóm tre mọc tản có kích thước thân lớn ở nước ta. Phần thân tre không có cành thì tròn đều, vòng đốt không nổi rõ. Phần thân tre có cành thường có vết lõm dọc lóng, vòng đốt phình to nổi gờ cao.

Thân non mầu xanh và có lông. Thân già mầu xanh xám. Cành thường phát triển từ nửa trên của thân. Mỗi đốt có 3 cành, cành to ở giữa, 2 cành nhỏ bằng nhau mọc hai bên (đặc trưng phân cành của chi Vầu đắng).

Mo thân hình thang, mặt ngoài có lông mềm nằm, màu nâu bạc. đáy dưới bẹ mo lượn sóng, có lông dày, rộng 17-20 cm, cao 19-21 cm; đáy trên có hai mép xuôi hay hơi lõm, rộng 3,5-4 cm. Phiến mo hình tam giác hay thuôn dài, mặt trong ở đáy có nhiều lông dày, hai mép đáy dưới gập lại dạng lượn sóng, mặt ngoài có gân nổi rõ và dày, cao 3,5-4,5 cm, rộng 2-2,5 cm.

Lá hình dạng dải thuôn dài. Phiến lá dài 34-37 cm, rộng 5,5-6 cm; gốc lá nhọn; mặt dưới cuống có lông mịn, dài 0,6 cm, rộng 0,3 cm. Bẹ lá có gân nổi rõ và mép có lông.

Đặc điểm sinh học:

Vầu đắng mọc rải rác trong rừng tự nhiên và có nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Phú Thọ, Thái Nguyên và có thể phát triển ở nhiều tỉnh khác như Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Sơn La, Hoà Bình, Thanh Hoá. Rừng Vầu đắng là loại rừng thứ sinh hình thành sau khi rừng gỗ nguyên sinh bị chặt phá. Vầu đắng ra hoa đầu cành. Mùa măng Vầu đắng là vào mùa khô, cây bắt đầu ra măng ngay từ dịp Tết âm lịch.

Giá trị sử dụng:

Vầu đắng là loài tre to được sử dụng làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu làm đũa xuất khẩu và sản xuất giấy. Măng được dùng làm thực phẩm, thường được ăn tươi nhưng cũng có thể muối chua hoặc phơi khô.

Tình trạng Bảo tồn tại An Giang:

Chưa xác định, cấp NE

Th. Sỹ. Bành Lê Quốc An
Sưu tầm từ nguồn: Nguyễn Hoàng Nghĩa (2005), Tre trúc Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

 

 

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
21
Hôm nay:
1165
Tuần này:
3358
Tháng này:
15077
Năm 2024:
41981

Tin tức trong tháng:5
Tin tức trong năm 2024:10