Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Bướm đuôi kiếm xanh

Tên khoa học: Antiphates (Cramer)

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Bướm

Bộ: Cánh vẫy (tên khoa học là Lepidoptera)

Họ: Bướm phượng (tên khoa học là Papilionidae)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Nguồn: www.vncreatures.net

 

Mô tả:

Hình hài gần giống với G.agetes và G.nomius. Nhưng không thể nhầm lẫn bởi màu sắc dễ nhận diện ở mặt dưới cánh và cái đuôi rất dài, dài hơn hai loài trên. Mặt trên màu trắng ngà với các vạch đen trong đó có 5 vạch bắt đầu từ mép trên chạy ngang cánh nhưng không vượt qua vùng trung tâm, các vạch tách ra khỏi nhau và không có chấm đỏ nào.

Bướm đực và bướm cái giống nhau nhưng về kích thước con cái to hơn.

Sải cánh: 80-95mm.

Sinh thái:

Thường bay ra khoảng trống, dọc đường mòn trong rừng tìm chất khoáng như nhiều loài khác. Rất phổ biến trong rừng nhưng ít khi gặp với số lượng lớn như một số loài khác trong giống Graphium , trừ khi đúng thời điểm chúng nở hàng loạt. Sâu ăn lá các loại cây thuộc họ Na (Annonaceae).

Bướm bay rất nhanh và linh hoạt. Khi trên cánh và đuôi không hiện rõ hình thái, có cảm giác đây là một con bướm trắng thuộc họ bướm phấn Pieridae.

Thời gian bướm xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 11, thường thấy vào mùa xuân và vào đầu mùa mưa, dễ dàng gặp từng nhóm với các loài bướm khác đậu trên nền đất ẩm ướt.

Loài bướm ưa ánh sáng mặt trời này thích những nơi đất trũng, rừng ẩm, thấp, trống trải và có thể ít gặp vào những ngày trời âm u. Bướm cái đẻ trứng trên lá một số cây họ Na ( chi Hoa giẻ, Bù giẻ).

Phân bố:

 Từ Ấn Độ theo phía Đông đến Đông Nam Trung Quốc; Nam đến quần đảo San-đa. Phân bố toàn Việt Nam, có ở thành phố Hồ Chí Minh nhưng hiếm.

Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:

Loài này đã từng được đưa vào sách đỏ Việt Nam ( 1992), nhưng tình trạng hiện nay của chúng đã tạm ổn khi nơi cư trú của chúng được bảo vệ tốt hơn. Cũng giống như hai loài G.agetes và G.nomius loài này hiếm gặp so với các loài bướm Phượng khác. Chúng vẫn là đối tượng con người thích thu bắt vì hiếm và đẹp. Biện pháp bảo vệ tốt nhất là giữ rừng nơi cư trú của chúng tốt và hạn chế thu bắt. Có thể nhân nuôi loài này ở trang trại vì đã biết thực vật nuôi của chúng.

 

Bành Thanh Hùng
Sưu tầm và tổng hợp nguồn Tài liệu dẫn: Đặng Thị Đáp (2008), “ Hướng dẫn tìm hiểu về các loài bướm Vườn Quốc Gia Tam Đảo và giá trị bảo tồn của chúng”.

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
12
Hôm nay:
321
Tuần này:
1375
Tháng này:
13727
Năm 2024:
57323

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17