Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Thông la hán

Tên khoa học: P. macrophyllus

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thông - Hạt trần (tên khoa học là Gymnospemae)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Tên tiếng Việt:  Thông la hán.

Tên đồng nghĩa:  P. macrocapus (Thunb.) D.Don var maki Sieb. Et Zucc; P. brevifolius (Thunb.) D.Don;P.macrophyllus non (Thunb.) D.Don. 
 
Nhận dạng:

Là một loài cây cảnh thuộc họ Thông tre (Podocarpaceae). Cây thuộc loại cây gỗ lớn, cành nhánh nhiều. (wikipedia.org)

Đặc điểm sinh học – sinh thái:

Lá hình giải hẹp, thuôn nhọn ở đỉnh, gốc có cuống ngắn, màu xanh bóng ở mặt trên, hơi xám ở mặt dưới. Lá hình dải, dài 3 – 7 cm, rộng 3 – 4 mm, đỉnh tù, gân chính nổi rõ cả hai mặt. Nón đực mọc đơn độc hay tập trung ở nách lá, gần đầu cành. Nón cái mọc ở nách lá. Hạt hình cầu hay hình trứng, màu tím nhạt.

Ra hoa vào tháng 1 - 2 và quả chín vào tháng 6 – 7.

Phân bố địa lý:

Có nguồn gốc từ Nhật Bản và Trung Quốc thường được trồng làm cảnh trong công viên, đình chùa, vườn nhà.

Giá trị:

Đã được nhập trồng rộng rãi ở nước ta và nhiều nước khác trên thế giới. Được trồng làm cây cảnh trong các công viên, vườn, đình chùa và làm cây Bonsai.

Một số bộ phận của cây được dùng làm thuốc như quả dùng điều trị tim hồi hộp do huyết hư, loạn nhịp tim và mất ngủ. Vỏ và rễ trị mụn ghẻ và nấm ngoài da.

Tình trạng bảo tồn trong tỉnh An Giang:

Không nằm trong vùng phân bố địa lý của họ Kim giao  (PODOCARPACEAE).

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và tổng hợp.

Tài liệu dẫn:

1. Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2004.Các loài cây lá kim ở Việt Nam – trang 65.

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
15
Hôm nay:
968
Tuần này:
4890
Tháng này:
11498
Năm 2024:
55094

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17